Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 00:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Sản xuất lúa thích ứng biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính

Thứ ba, 27/09/2022 04:09

TMO - Ngân hàng Thế giới vừa công bố Báo cáo “Hướng tới Chuyển đổi Nông nghiệp Xanh ở Việt Nam: Chuyển sang mô hình lúa gạo carbon thấp”. Theo đó, việc chuyển sang phương thức trồng lúa giảm phát thải là giải pháp tiềm năng nhất để Việt Nam đạt mục tiêu cắt giảm 30% lượng khí mê-tan vào năm 2030, đồng thời, tăng khả năng cạnh tranh của ngành hàng xuất khẩu chiến lược này.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh: Ngành nông nghiệp sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được Đóng góp do Quốc gia tự Quyết định (NDC) của Việt Nam, bao gồm cả các cam kết với Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) nhằm cắt giảm 30% lượng khí mê-tan vào năm 2030 và đạt được mức ròng bằng 0 vào năm 2050 như một phần trong các cam kết của Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc (COP26) năm 2021.

Chiến lược mới của Chính phủ về Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn Bền vững giai đoạn 2021-2030 với tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thông qua Quyết định số 150/QĐ-Ttg ngày 28 tháng 1 năm 2022 với ưu tiên chuyển đổi nông nghiệp có khả năng chống chịu, xanh và carbon thấp. Tuy nhiên, nông nghiệp là lĩnh vực phát thải cao thứ hai, chiếm khoảng 19% tổng lượng phát thải quốc gia (vào năm 2020). Khoảng một nửa (48%) lượng khí thải của ngành nông nghiệp và hơn 75% lượng khí mê-tan phát ra từ một loại hàng hóa duy nhất, đó là lúa gạo.

Bên cạnh đó, tác động của biến đổi khí hậu có thể đã làm giảm năng suất lúa và dự báo cho thấy sản lượng có thể giảm hơn 6% vào năm 2030 và hơn 13% vào năm 2050,  giá gạo tăng gây mất an ninh lương thực đặc biệt ở những người nghèo, những người dành phần lớn thu nhập cho lương thực.

Các khu vực hệ sinh thái nông nghiệp dễ bị tổn thương nhất như ĐBSCL và đồng bằng Sông Hồng có khả năng bị ảnh hưởng nhiều hơn do tần suất hạn hán, lũ lụt và xâm nhập mặn ngày càng gia tăng. Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh, Việt Nam cần chuyển đổi sang sản xuất lúa carbon thấp như một bước tiến tới chuyển đổi nông nghiệp carbon thấp bền vững. 

Việc triển khai các mô hình canh tác lúa thông minh quản lý nước nông nghiệp, áp dụng 1 phải 5 giảm góp phần giảm lượng khí thải. 

Giải pháp chính giúp cắt giảm lượng khí thải trong ngành lúa gạo phù hợp với Việt Nam là cải thiện hệ thống tưới tiêu, quản lý nước nông nghiệp (AWD), và quản lý đầu vào, áp dụng 1 phải 5 giảm 1M5R (phải sử dụng hạt giống được chứng nhận; giảm lượng hạt giống, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng nước được sử dụng và giảm thất thoát sau thu hoạch).

Tại Việt Nam, phân tích do Viện nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) thực hiện cho thấy nếu AWD được áp dụng nhất quán trên khoảng 1,9 triệu ha lúa có thể mang lại lợi nhuận ròng ước tính khoảng 2,3 tỷ USD mỗi năm đồng thời giảm phát thải khí nhà kính ở mức 10,97 triệu tấn CO2 e mỗi năm vào năm 2030 (với tổng mức đầu tư khoảng 3,1 tỷ USD vào năm 2030).

Việc áp dụng 1 giảm 5 phải giúp giảm mức độ sử dụng hạt giống xuống từ 29–50%, phân bón vô cơ từ 22–50%, sử dụng nước 30–50%, và sử dụng thuốc trừ sâu 20–33%. Từ đó, chi phí sản xuất cũng giảm khoảng 4 triệu đồng/ha (giảm 22%), trong khi năng suất lúa tăng 5,2–7,9% và lợi nhuận tăng 29–67%. Việc áp dụng 1 giảm 5 phải giúp giảm lượng phát thải khí nhà kính khoảng 26,6% vào vụ đông-xuân và 29,9% vào vụ hè-thu. 

Báo cáo nhấn mạnh, việc thúc đẩy áp dụng các công nghệ này để có thể bao phủ 1,9 triệu ha sản xuất lúa ở ĐBSCL và đồng bằng sông Hồng trong thập kỷ tới là một giải pháp quan trọng để giảm phát thải khí nhà kính từ lúa gạo. Cụ thể, việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số cùng với công nghệ nông học như AWD và 1M5R đã mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.

Các thí điểm được thực hiện tại Việt Nam sử dụng internet vạn vật (IoT) có cảm biến nước để giúp nông dân quyết định tốt hơn về lượng nước tối ưu cần sử dụng cho thấy lượng nước sử dụng giảm tới 42% so với việc làm ngập ruộng lúa thủ công, cắt giảm chi phí sản xuất lên tới 22% và tăng năng suất lúa lên 24%. Các hệ thống thủy lợi thông minh này có thể giảm lượng phát thải khí nhà kính lên đến 60-70% so với hệ thống tưới thủ công (tương đương với 4-6 tấn CO2 e/ha mỗi vụ mùa). Các hệ thống dựa trên IoT tích hợp cảm biến laser để đo mực nước chính xác nhằm tự động hóa kỹ thuật cho các quy mô ruộng khác nhau.

Trước thực tế hiện nay, WB nhấn mạnh: Quá trình chuyển đổi sang nền nông nghiệp carbon thấp của Việt Nam vừa cần thiết vừa cấp bách. Trước tiên, để bảo vệ tính bền vững của nông nghiệp, cần phải vừa giảm thiểu vừa thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở những vùng có năng suất cao nhất, chẳng hạn như ĐBSCL, nơi mà biến đổi khí hậu sẽ có những tác động tiêu cực lớn đến hệ thống sản xuất nông nghiệp.

Tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) năm 2021 tổ chức tại Glasgow, Scotland, Việt Nam đã đưa ra các cam kết quốc tế về cắt giảm phát thải khí nhà kính về mức 0 vào năm 2050, vì vậy các hành động chủ động phải sớm được triển khai để đạt được các mục tiêu đã cam kết. Thứ ba, sau COP26, nhiều khả năng áp lực cạnh tranh của thị trường sẽ xuất hiện. Do đó, Việt Nam cấp thiết phải bắt đầu đặt nền tảng vững chắc cho một ngành nông nghiệp xanh carbon thấp để duy trì vị thế là cường quốc nông nghiệp trong trung và dài hạn. 

Báo cáo nhấn mạnh Việt Nam có thể chuyển đổi sang nền sản xuất lúa gạo carbon thấp thông qua những tiến bộ mang tính hệ thống trong các mục tiêu sau: Cắt giảm phát thải khí nhà kính trực tiếp, thông qua hệ thống tưới tiêu được cải thiện, với cơ sở hạ tầng và quản lý nước trong nông trại tốt hơn, cải thiện quản lý phân bón, cải thiện quản lý rơm/tàn dư, giảm đốt rơm rạ và trấu, và gián tiếp, thông qua việc giảm mật độ sử dụng năng lượng bằng cách nâng cao hiệu quả của máy bơm tưới tiêu cũng như thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo xanh, bao gồm việc sử dụng năng lượng mặt trời để tưới tiêu, xay xát và chế biến. 

Đẩy mạnh cơ giới hóa trong canh tác lúa gạo là giải pháp hiệu quả trong việc chuyển đổi nông nghiệp xanh, phát thải cacbon thấp. Ảnh: TP 

Tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên và tăng sản lượng. Việc giảm phát thải khí nhà kính nói trên có thể được cải thiện hơn nữa bằng cách sử dụng các giống lúa cải tiến và sử dụng tối ưu hơn các nguyên liệu đầu vào khác, tăng hiệu quả xay xát, giảm thất thoát và lãng phí lương thực, đồng thời sử dụng các phương pháp kỹ thuật số để nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị lúa gạo.

Cải thiện khả năng chống chịu bằng cách thúc đẩy năng lực quản lý rủi ro, hệ thống hỗ trợ có mục tiêu, các giá trị liên quan và/hoặc chiến lược đối phó mạnh mẽ nhằm nâng cao khả năng chống chịu của nông dân trồng lúa, cộng đồng và hệ sinh thái, đặc biệt là trước sự bất ổn của thời tiết (biến đổi khí hậu) và biến động của thị trường.

Đa dạng hóa sản xuất khỏi lúa gạo - vốn có thể khiến các nông hộ nhỏ mắc kẹt trong sinh kế nông nghiệp mang lại lợi nhuận thấp - sang nuôi trồng thủy sản, trái cây, rau quả và các loại cây trồng khác có lượng khí nhà kính thấp hơn, để mang lại lợi ích liên quan đến khí hậu và thu nhập

Báo cáo trên nêu bật năm lĩnh vực chính sách trong ngắn và trung hạn để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nông nghiệp carbon thấp, đặc biệt là lúa gạo: Đảm bảo tính nhất quán của chính sách và điều chỉnh kế hoạch ngân sách nhằm hỗ trợ việc chuyển đổi sang mô hình carbon thấp (LCT); Cải tổ mục đích các công cụ chính sách và chi tiêu công để hỗ trợ quá trình chuyển đổi.

Thúc đẩy đầu tư công cho nông nghiệp/lúa gạo carbon thấp; Tăng cường thể chế; Tạo điều kiện cho khu vực tư nhân và các bên liên quan khác tham gia vào LCT. Trong thời gian tới, trên cơ sở báo cáo này, WB sẽ phối hợp với các bên liên quan cùng thiết kế chương trình tích hợp, dài hạn về khả năng chống chịu với khí hậu và phát triển bền vững cho Đồng bằng sông Cửu Long.

 

 

Minh Tân 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline