Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/05/2024 02:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/05/2024

San hô chết hàng loạt, Ban Quản lý Vịnh Nha Trang nói gì?

Thứ sáu, 10/06/2022 19:06

TMO - Ban Quản lý Vịnh Nha Trang (đơn vị quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Mun) cho biết vừa có báo cáo gửi UBND TP. Nha Trang (Khánh Hòa) liên quan đến nhiều thông tin trên mạng xã hội cho rằng việc Khu bảo tồn biển Hòn Mun bị suy giảm do phía các cơ quan chưa làm tốt công tác bảo tồn biển.

Cụ thể, vào ngày 1/6, một tài khoản trên mạng xã hội có đăng tải thông tin liên quan đến việc suy giảm hệ sinh thái biển ở Khu bảo tồn biển Hòn Mun. Nội dung tài khoản này có nêu một số nhận xét: “Hơn một năm rưỡi mình quay lại lặn ở Hòn Mun kể từ tháng 10/2020. Những tưởng phải nhìn thấy biển hồi sinh và đẹp, phong phú hơn trước dịch nhiều lần. Nhưng không! Dưới biển giờ tan hoang: không còn những đàn cá, không còn nhiều san hô hải quỳ và tất nhiên không còn nhiều sinh vật biển. Đến chú cá hề tìm đỏ mắt không ra…”.  Ngoài ra, tài khoản này nhận định hệ sinh thái rạn san hô tại Hòn Mun suy giảm nghiêm trọng do các cơ quan chức năng chưa làm tốt công tác bảo tồn biển.

Rạn san hô xác xơ dưới đáy biển do tài khoản facebook N.S đăng tải

Nắm bắt được thông tin, Ban quản lý Vịnh Nha Trang đã trực tiếp tiến hành kiểm tra tại Vịnh Nha Trang và thông báo tới báo chí, các đơn vị liên quan đây là nhận định phiến diện, dễ gây hiểu lầm, bởi sự suy thoái rạn san hô là kết quả của nhiều yếu tố tác động như: Tăng nhiệt độ toàn cầu, mưa bão, sự bùng phát của các loài địch hại là các yếu tố ảnh hưởng rất nặng đến sức khỏe hệ sinh thái. Tuy nhiên, các yếu tố trên lại mang tính khách quan, toàn cầu, rất khó kiểm soát, điều chỉnh.

Theo Ban Quản lý vịnh Nha Trang, cơn bão số 12 Damrey tháng 11-2017 và cơn bão số 9 năm 2021 đổ bộ vào Nha Trang-Khánh Hòa không chỉ gây thiệt hại về người và của trên đất liền mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới rạn san hô nằm sâu dưới Vịnh Nha Trang.

Một số khu vực có rạn san hô phong phú và đa dạng như Hòn Mun, Hòn Một, Hòn Tằm và Đông bắc Hòn Tre hệ sinh thái san hô bị gãy, vỡ nặng nề đến 70-80%. Để giúp rạn san hô sớm phục hồi, Ban quản lý vịnh Nha Trang đã tham vấn các chuyên gia đầu ngành về san hô của Viện Hải dương học để phục hồi lại các rạn san hô bị gãy, vỡ nêu trên.

Liên quan đến hình ảnh minh họa của tài khoản facebook nêu trên cho rằng những chiếc tàu cá thả lưới đánh bắt quanh Hòn Mun diễn ra ngay trước mũi tàu tuần tra, Ban quản lý Vịnh Nha Trang khẳng định rằng hình ảnh này đã sao chép trên internet, phản ánh không thực tế. Hình ảnh đăng trong bài viết là một trường hợp xâm phạm vùng nước cấm khai thác thủy sản trong Khu bảo tồn biển Hòn Mun đã được Ban lập biên bản xử lý vi phạm, tham mưu văn bản trình UBND TP. Nha Trang xử phạt hành chính vào tháng 5/2022.

Hình ảnh đăng trong bài viết là một trường hợp xâm phạm vùng nước cấm khai thác thủy sản trong Khu bảo tồn biển Hòn Mun

Theo Ban quản lý Vịnh Nha Trang, trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, Đội tuần tra của Ban quản lý Vịnh Nha Trang đã ngăn chặn khoảng 49 trường hợp khai thác trái phép, trong đó 38 trường hợp câu dắt mực. Để bảo vệ các hệ sinh thái rạn san hô, những năm gần đây Ban quản lý Vịnh Nha Trang thường xuyên tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm và việc khai thác thủy sản trái phép, neo đậu tàu thuyền làm hư hại san hô; tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng và khối doanh nghiệp trong việc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.

Những rạn san hô đầy màu sắc tại biển Nha Trang. Ảnh: Khoa Trần

Chia sẻ với PV, một số người dân cho rằng, trước khi đăng tải những thông tin như trên, cá nhân đăng tải cần phải tìm hiểu kỹ trước khi nhận định, đánh giá về cả một khu bảo tồn biển. Tránh thông tin sai sự thật gây hoang mang trong cộng đồng, ảnh hưởng hoạt động kinh tế xã hội, làm mất uy tính của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương. Bên cạnh đó, Ban Quản lý Vịnh Nha Trang cần phải có nhiều biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái biển trên Vịnh Nha Trang. 

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc suy giảm rạn san hô dưới đáy vịnh Nha Trang ngoài yếu tố thiên nhiên (bão, lũ…) còn do ô nhiễm môi trường từ các hoạt động du lịch, xả thải, nuôi trồng thủy sản. Các tàu đánh cá trái phép, trong đó tàu giã cào cũng được cho là nguyên nhân khiến san hô ở Hòn Mun suy kiệt.

 

Liên Đăng

 

Bình Định: Xác minh thông tin nhiều rạn san hô ở biển Hòn Sẹo chết bất thường

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline