Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 02/11/2024 10:11

Tin nóng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Thứ bảy, 02/11/2024

Rừng Ia Mơ ở Giai Lai liên tiếp bị phá hại

Thứ sáu, 18/10/2024 14:10

TMO - Xã Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) thời gian gần đây trở thành điểm đen về nạn phá rừng. Tình trạng phá rừng không chỉ là người dân lấy đất canh tác mà còn bị các nhóm có tổ chức khai thác, vận chuyển gỗ trái phép với diễn biến phức tạp.

Thời gian gần đây, địa bàn xã biên giới Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, luôn là "điểm nóng" về nạn phá rừng, đặc biệt là dọc 2 tuyến kênh chính của thủy lợi Ia Mơ, nơi có nhiều nương rẫy xen kẽ với đất rừng.

Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn xã Ia Mơ xảy ra 9 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp (trong đó có 1 vụ phá rừng, 1 vụ khai thác gỗ trái phép, 3 vụ vận chuyển lâm sản trái phép, 4 vụ tàng trữ lâm sản trái phép) làm thiệt hại 1.300 m2 đất rừng, gần 28m3 gỗ tròn và hơn 75.000 kg củi. Tình trạng phá rừng trên địa bàn xã biên giới Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai đang nóng lên từng ngày, khi hàng loạt các vụ phá rừng liên tiếp được phát hiện trong thời gian ngắn.

Rừng tại Ia Mơ không chỉ có người dân địa phương phá để mở rộng đất canh tác, mà còn có sự xuất hiện của các nhóm “lâm tặc” chuyên nghiệp có tổ chức, sử dụng phương tiện cơ giới để khai thác và vận chuyển gỗ trái phép. Cụ thể, vào ngày 6/10/2024, lực lượng chức năng của huyện Chư Prông đã chặn bắt xe tải chở gỗ 77H-03444 do tài xế N.T.Q (sinh năm 1991, cư trú tại phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) điều khiển; trên xe chở 404 lóng gỗ tươi, chủ yếu là gỗ Dầu, khối lượng gần 9m³ đang trên đường vận chuyển ngang qua làng Xom Pốt, xã Ia Pia, huyện Chư Prông.

Qua kiểm tra, tài xế Q không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số gỗ này. Theo thông tin từ Hạt Kiểm lâm huyện Chư Prông, toàn bộ số gỗ trên đều có dấu hiệu mới cắt. Tài xế Q tỏ ra bất hợp tác trong suốt quá trình điều tra, gây khó khăn cho việc xác minh nguồn gốc lâm sản. Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Chư Prông cho biết, đơn vị đã xác lập hồ sơ ban đầu; phối hợp với các lực lượng chức năng để điều tra, xác minh chủ sở hữu và tiến hành truy xuất nguồn gốc của lâm sản. Ngay sau vụ việc này, lực lượng kiểm lâm tổ chức triển khai tuần tra tại nhiều địa điểm khác và phát hiện thêm khoảng 2,9 m3 gỗ Long tròn bị bỏ lại tại một điểm tập kết khác.

Tiếp đó, ngày 10/10/2024, lực lượng chức năng còn phát hiện thêm tại lô 29 khoảnh 2 và lô 46 khoảnh 1, Tiểu khu 1001 thuộc lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Meur quản lý có hàng chục cây gỗ Dầu mới bị cưa hạ, còn đang rỉ mủ. Những cây gỗ bị cưa hạ có đường kính từ 13-40 cm chỉ còn lại gốc, cành và ngọn. Qua kiểm đếm sơ bộ, có 49 gốc cây đã bị đốn hạ tại khu vực này. Qua kiểm tra, số cây rừng bị khai thác có đường kính gốc và chủng loại so với số gỗ trên xe có nhiều yếu tố tương đồng. Tuy nhiên, để xác định cụ thể, Hạt Kiểm lâm sẽ tiếp tục làm việc, đấu tranh, xác minh lời khai của đối tượng vi phạm nhằm truy xuất nguồn gốc lâm sản. Do đó, rrước mắt, Hạt Kiểm lâm sẽ tiếp tục chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn xã Ia Mơ phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Meur và các đơn vị liên quan bảo vệ hiện trường, mở rộng điều tra.

Tình trạng phá rừng tại xã Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) hiện diễn biến rất phức tạp. (Ảnh: NG).

Đồng thời làm rõ tính chất, mức độ vi phạm, xác lập hồ sơ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, lực lượng chức năng sẽ làm rõ trách nhiệm của công chức liên quan, nếu có dấu hiệu thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra vụ việc hoặc bao che, tiếp tay cho đối tượng thực hiện hành vi phá rừng sẽ xử lý nghiêm hoặc báo cáo Chi cục Kiểm lâm xử lý theo quy định.

Lãnh đạo UBND xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, cho biết,  UBND huyện và Hạt Kiểm lâm đã chỉ đạo chính quyền địa phương, Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Meur cùng các đồn biên phòng kiểm tra tất cả khu vực, đối chiếu hình ảnh để xử lý vụ việc một cách cụ thể và chính xác, nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng tái diễn.

Trong khi các cơ quan chức năng đang xác minh mối liên hệ giữa diện tích rừng bị phá và số lâm sản đã bị tịch thu, một điểm khai thác mới cũng được phát hiện với hơn 30 gốc cây đã bị đốn hạ. Những khu vực rừng bị phá này đều nằm tương đối gần với các điểm chốt, trạm của lực lượng Biên phòng.

Tình trạng phá rừng tại xã Ia Mơ đang đặt ra yêu cầu cấp bách đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt từ các cơ quan chức năng. Nếu không có biện pháp căn cơ, hiệu quả thì những cánh rừng còn lại ở khu vực biên giới Ia Mơ sẽ đối mặt với số phận bị tàn phá hoàn toàn.

Theo nhiều chuyên gia, để bảo vệ diện tích rừng ở xã Ia Mơ cần sớm rà soát, phân định rõ ranh giới đất rừng và đất sản xuất nông nghiệp. Đối với diện tích rừng còn lại cần có những giải pháp căn cơ, quyết liệt hơn và cần khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt, đồng thời có chế tài xử lý nghiêm minh hành vi phá rừng. Song song đó cần tập trung phát triển sinh kế bền vững cho người dân, giúp họ thoát nghèo từ chính cánh rừng. Ngoài ra cần có quy hoạch nông, lâm nghiệp rõ ràng về diện tích đất sản xuất, đất rừng và chú trọng hỗ trợ người dân phát triển sinh kế thay thế.

 

Thanh Thảo

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline