Hotline: 0941068156
Thứ hai, 20/01/2025 11:01
Thứ năm, 21/04/2022 13:04
TMO – Ngoài Rùa, Côn Đảo còn là nơi trú ngụ của nhiều loài động thực vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam như: sóc Đen Côn Đảo, sóc Mun, bồ câu Nicoba, chim Gầm Ghì trắng, mỹ nhân ngư – Dugong Dugon.
Tuy chưa có thống kê nhưng hiện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) là nơi có rất nhiều Rùa đến làm tổ và sinh sản. Mùa cao điểm sinh sản của rùa từ tháng 7 đến tháng 8, một rùa mẹ thường đẻ trung bình là 240 trứng trong mùa (91 trứng/ tổ) và tỷ lệ trứng nở trên 80%. Những chú rùa con trong qua trình di chuyển về đại dương cho đến lúc trưởng thành có tỉ lệ sống sót rất thấp với những mối nguy hại hữu quan và khách quan, có thể là trở thành mồi của những động vật lớn hơn hoặc có thể từ chính con người…
Vùng biển Côn Đảo là sinh cảnh đẻ trứng của Rùa Xanh (hay còn gọi là Vích). Tại Vườn quốc gia Côn Đảo có 14 bãi biển có Rùa lên đẻ trứng với tổng diện tích các bãi đẻ trên hàng chục ngàn m2. Một số bãi đẻ của rùa có diện tích lớn và số lượng rùa mẹ lên đẻ nhiều như bãi cát lớn đảo Bảy Cạnh, bãi cát lớn hòn Cau, bãi cát lớn hòn Tre Lớn, bãi cát hòn Tài, bãi Dương hòn Bảy Cạnh, 5 bãi này được bố trí các Trạm kiểm lâm để làm nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn rùa biển. Rùa biển có tập tính thường quay về nơi được sinh ra để làm tổ và sinh sản. Lý do khiến rùa biển lên bãi đẻ về đêm vì sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn; và rùa chọn thời điểm nước ròng tức mực nước biển cách bãi cát khoảng 3m.
Theo các chuyên gia, do từ lúc sinh ra đến lúc rùa thành thục sinh sản khoảng 35 năm, thời gian này rùa tuyệt đối ở dưới nước và bơi bằng 4 châ, do chân của rùa rất khỏe nhưng đó chỉ là thế mạnh khi ở dưới biển còn khi ở trên bờ rùa rất yếu nên phải chờ khi nước lên để không bị mất sức.
Chương trình bảo tồn Rùa biển được Ban Quản lý Vường quốc gia Cô Đảo triển khai từ năm 1994 với nhiệm vụ nghiên cứu đặc tính sinh thái học của rùa biển thông qua hoạt động đeo thẻ, đeo máy định vị vệ tinh, đo đạc kích thước; bảo vệ sinh cảnh làm tổ và các tổ trứng thông qua các hoạt động tuần tra, kiểm soát, san lấp, vệ sinh bãi đẻ, di dời các tổ trứng đến nơi an toàn; xây dựng trại giống thông qua các hoạt động tạo trạm ấp trứng an toàn; kiểm tra và thả rùa con về biển. Vườn quốc gia Côn Đảo là nơi đầu tiên của Việt Nam thực hiện thành công Chương trình bảo tồn rùa biển.
Số lượng rùa biển lên bãi đẻ trứng ở Côn Đảo chiếm trên 85% số rùa về đẻ ở vùng biển Việt Nam. Quần thể rùa xanh về đẻ trứng tại Côn Đảo là một trong những quần thể rùa xanh lớn của khu vực Đông Nam Á. Vườn quốc gia Côn Đảo được sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là nơi thả rùa con về biển nhiều nhất.
Dạ Khánh
Bình luận