Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Rà soát, đánh giá hiện trạng công trình thủy lợi, đê điều trước mùa mưa lũ

Thứ bảy, 13/04/2024 07:04

TMO - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện việc tổ chức tổng kết, đánh giá công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn trước mùa mưa lũ. 

Trước mùa mưa lũ năm 2024, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, thực hiện tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều; nhất là tình trạng vi phạm tập kết vật liệu quy mô lớn, xây dựng công trình trái phép trên bãi sông, đổ phế thải lấn chiếm bãi sông, lòng sông gây cản trở thoát lũ. Xử lý dứt điểm hành vi lấn chiếm mặt, mái đê, hành lang bảo vệ đê gây ảnh hưởng đến an toàn đê và khả năng thoát lũ, lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều; tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn nhằm đảm bảo sự chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo vận hành công trình. 

Về các công trình đê điều, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành tổ chức tổng kết, đánh giá công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn. Rà soát, kiện toàn, phân công cụ thể trách nhiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành và chính quyền địa phương các cấp. Bổ sung phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị làm việc nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, ứng phó trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều. Kiểm tra, đánh giá hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi, đê điều nhằm phát hiện những hư hỏng, các yếu tố bất lợi có nguy cơ đe dọa an toàn công trình.

Chủ động xây dựng, phê duyệt và triển khai phương án đảm bảo an toàn công trình, nhất là các vị trí, khu vực trọng điểm xung yếu theo phương châm "4 tại chỗ"; phối hợp chặt chẽ với lực lượng quân đội đóng trên địa bàn để chuẩn bị hộ đê, bảo vệ công trình theo phương án được duyệt. Trong đó, căn cứ phương án được duyệt, chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại vật tư dự trữ cho từng tuyến đê, công trình thủy lợi.

UBND các tỉnh, thành tổ chức tổng kết, đánh giá công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn trước mùa mưa lũ. 

Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu đê điều trên các tuyến đê từ cấp 3 đến cấp đặc biệt. Chuẩn bị, sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du, các khu vực được đê bảo vệ trong điều kiện xảy ra bão, lũ lớn, kể cả trường hợp mưa, lũ cực đoan vượt tần suất thiết kế. Những cống dưới đê đã xảy ra sự cố những năm trước, cống mới xây dựng nhưng chưa được vận hành trong điều kiện có lũ cao hoặc cống đang thi công, phải xây dựng phương án bảo vệ cụ thể để chủ động xử lý khi có sự cố xảy ra.

Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến các cống đã xảy ra sự cố như: cống Cẩm Đình và cống Liên Mạc (Hà Nội), cống Tắc Giang (Hà Nam), cống Long Phương (Bắc Ninh), cống Đa Mai (Bắc Giang), cống Liên Nghĩa (Hưng Yên), cống Ngọc Quang (Thanh Hóa). Tổ chức diễn tập phương án hộ đê, phương án ứng phó khẩn cấp của các hồ chứa; kiểm tra việc chuẩn bị vật tư, lực lượng, phương tiện, kỹ thuật, chỉ huy và thông tin hai chiều để bổ khuyết kịp thời những thiếu sót, tồn tại; tập huấn nghiệp vụ cho các lực lượng tham gia hộ đê, ứng phó khẩn cấp sự cố công trình, đặc biệt là lực lượng quân đội đóng trên địa bàn.

Đối với các hệ thống công trình thủy lợi, Bộ NN&PTNT đề nghị tiếp tục rà soát, đánh giá nhiệm vụ, quy trình vận hành của các hồ chứa; báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp nhằm bảo đảm vận hành an toàn công trình, nhất là các hồ chứa có tác động lớn đến dòng chảy, dân sinh vùng hạ du. Hoàn thiện và tổ chức thực hiện việc đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước của hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập, nhất là các hồ chứa thủy lợi mà việc khai thác, bảo vệ liên quan đến 2 tỉnh trở lên; quyết định việc tích nước đối với các đập, hồ chứa nước thuộc trách nhiệm quản lý của địa phương. Bố trí lực lượng đủ năng lực chuyên môn để quản lý, vận hành công trình theo quy định; xây dựng quy chế, phân công trách nhiệm cụ thể để thực hiện.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục rà soát, đánh giá nhiệm vụ, quy trình vận hành của các hồ chứa; báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp nhằm bảo đảm vận hành an toàn công trình, nhất là các hồ chứa có tác động lớn đến dòng chảy, dân sinh vùng hạ du; tăng cường theo dõi, cập nhật dự bảo khí tượng thủy văn và áp dụng các công nghệ tiên tiến hỗ trợ điều tiết hồ chứa thủy lợi, phục vụ chỉ đạo, vận hành bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du. Trong trường hợp mực nước hồ cao hơn mực nước thiết kế phải quan trắc tối thiểu 1 lần/giờ lên trang điện tử thu thập thông tin điều hành hệ thống thủy lợi của Cục Thủy lợi.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương đề nghị các cơ quan liên quan tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn nhằm đảm bảo sự chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo vận hành công trình; tăng cường công tác thông tin, truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai nhằm nâng cao nhận thức của người dân, hiệu quả quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn công trình. Báo cáo kịp thời các vấn đề phát sinh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp giải quyết hoặc xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.

Việc rà soát từ đó triển khai nâng cấp kịp thời các công trình thủy lợi góp phần giúp các địa phương chủ động ứng phó trong mùa mưa lũ. 

Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh trực tiếp, nặng nề của thiên tai, biến đổi khí hậu, thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn hoặc mưa lũ gây hậu quả nghiêm trọng. Việc các công trình thủy lợi, trong đó có hồ chứa nước không bảo đảm an toàn sẽ là nguy cơ lớn trong việc bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, hiện nay trên địa bàn cả nước có 6.750 hồ chứa thủy lợi. Trong thời gian vừa qua được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ cũng như nỗ lực của các địa phương, phần lớn các hồ chứa lớn có dung tích từ 3 triệu m3 trở lên đã được sửa chữa bảo đảm an toàn. Qua thống kê cho thấy, 100% số hồ chứa thủy lợi được kiểm tra theo quy định; 90% số hồ có cửa van có quy trình vận hành được duyệt; 86% số hồ được đăng ký an toàn đập; 77% số hồ được lập phương án ứng phó thiên tai.

Theo thống kê của 45 địa phương thì có khoảng 1.159 hồ chứa thủy lợi đang bị hư hỏng, xuống cấp. Trong đó, có 338 hồ chứa thủy lợi hư hỏng nặng, 555 hồ chứa hư hỏng vừa và 266 hư hỏng nhẹ. Nhiều nhất là ở Hà Tĩnh với 79 hồ chứa, Thanh Hóa 51 hồ chứa, Tuyên Quang với 47 hồ chứa, Phú Thọ 46 hồ chứa, Hòa Bình 44 hồ chứa…

Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai cho biết: Hệ thống đê điều toàn quốc hiện nay có tổng số 55.138 km phân bố trên địa bàn 50 tỉnh, thành phố; trong đó có 2.761 km đê từ cấp III đến đặc biệt, tập trung chủ yếu ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Các tỉnh miền núi phía Bắc và và một số tỉnh Tây nguyên không có đê. Qua đánh giá hiện trạng đê năm 2023, trên các tuyến đê từ cấp III đến cấp đặc biệt còn tồn tại: 288 trọng điểm, vị trí xung yếu đê điều; Trên 274 km đê thiếu cao trình thiết kế; 317 km đê mặt cắt nhỏ hẹp; Trên 185 km đê thường bị đùn sủi, thẩm lậu; 377cống dưới đê xung yếu; 233km kè bị xuống cấp, hư hỏng có diễn biến sạt lở.

Việc các hồ chứa thủy lợi, hệ thống đê điều xuống cấp gây nguy cơ mất an toàn cao, không phát huy được hết năng lực. Ngoài ra, chi phí quản lý vận hành tốn kém hơn, hiệu quả thấp, không đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và dân sinh. Để hạn chế tình trạng này các bộ, ngành, địa phương cần kiểm tra, đánh giá hiện trạng các hồ chứa thủy lợi, công trình đê điều để sớm sửa chữa các công trình, hạng mục có nguy cơ mất an toàn cao trước mưa, bão; hỗ trợ kinh phí đầu tư sửa chữa, nâng cấp hồ chứa theo hướng sắp xếp thứ tự ưu tiên để sửa chữa, nâng cấp các công trình hư hỏng nặng trước.

 

 

Thanh Hương 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline