Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 23/11/2024 23:11
Thứ năm, 29/02/2024 15:02
TMO - Từ 1/2/2024, việc kiểm kê khí nhà kính trong lĩnh vực lâm nghiệp được thực hiện theo chu kỳ 2 năm 1 lần.
Theo Thông tư 23/2023/TT-BNNPTNT (Thông tư quy định đo đạc, báo cáo, thẩm định kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực lâm nghiệp), tài liệu sử dụng để kiểm kê khí nhà kính bao gồm: Kết quả công bố hiện trạng rừng toàn quốc hằng năm, báo cáo kết quả điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng toàn quốc, các số liệu thống kê ngành lâm nghiệp của Bộ NN&PTNT; Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai theo quy định của Bộ TN&MT; Số liệu thống kê về lâm nghiệp và sử dụng đất của Tổng cục Thống kê; Các báo cáo và số liệu thống kê về lâm nghiệp và đất đai do cơ quan có thẩm quyền của địa phương ban hành.
Trong đó số liệu sử dụng để kiểm kê khí nhà kính: Các số liệu không gian: Diện tích các trạng thái rừng; diện tích biến động giữa các trạng thái rừng; diện tích chuyển đổi đất có rừng sang các loại đất khác và ngược lại; Các số liệu thống kê: Sản lượng khai thác gỗ, củi; diện tích các trạng thái rừng bị thiệt hại do cháy rừng, thiên tai, sinh vật gây hại rừng. Các đối tượng kiểm kê lượng phát thải và lượng hấp thụ, gồm: Đất có rừng; Đất không có rừng chuyển đổi sang đất có rừng; Đất có rừng chuyển đổi sang đất không có rừng.
Kiểm kê khí nhà kính thực hiện theo chu kỳ 2 năm 1 lần và theo quy trình: Lựa chọn phương pháp kiểm kê khí nhà kính; Lựa chọn hệ số phát thải; Thu thập và xử lý số liệu hoạt động; Tính toán phát thải và hấp thụ khí nhà kính; Kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng kiểm kê khí nhà kính; Đánh giá mức độ tin cậy của kết quả kiểm kê khí nhà kính;Tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính của kỳ kiểm kê trước; Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính; Thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính.
Ảnh minh họa.
Trong đó, các tiêu chí lựa chọn phương pháp kiểm kê khí nhà kính gồm: Mức độ sẵn có và chất lượng thông tin, số liệu theo yêu cầu của từng phương pháp kiểm kê khí nhà kính; Phương pháp đã sử dụng trong kỳ kiểm kê liền kề trước đó. Việc thay đổi phương pháp phải cải thiện được chất lượng kiểm kê khí nhà kính. Các loại hệ số phát thải gồm: Sinh khối trên mặt đất bình quân của các trạng thái rừng; tăng trưởng sinh khối trên mặt đất bình quân hằng năm của các trạng thái rừng; lượng tăng trữ lượng gỗ; tỷ lệ cây chết trên đất có rừng; trữ lượng bình quân gỗ chết, thảm khô-thảm mục của các trạng thái rừng; trữ lượng các-bon trong đất; khối lượng vật liệu cháy bình quân của các trạng thái rừng.
Bên cạnh đó, việc kiểm soát, đảm bảo chất lượng kiểm kê khí nhà kính thực hiện theo hướng dẫn Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) gồm: Kiểm tra tính đầy đủ, sự nhất quán, minh bạch và độ tin cậy của số liệu hoạt động, hệ số phát thải; Kiểm tra và hiệu chỉnh kết quả tính toán phát thải, hấp thụ khí nhà kính; độ tin cậy của kết quả kiểm kê khí nhà kính; Kiểm tra việc tài liệu hóa và lưu giữ các tài liệu sử dụng trong kiểm kê khí nhà kính.
Ngoài ra, thực hiện đánh giá mức độ tin cậy của các thông tin, số liệu sử dụng trong kiểm kê khí nhà kính, bao gồm hệ số phát thải, số liệu hoạt động. Đánh giá mức độ tin cậy của kết quả kiểm kê khí nhà kínhViệc tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính của kỳ kiểm kê trước được thực hiện trong các trường hợp sau: Phát hiện sai sót về phương pháp, hệ số phát thải, số liệu hoạt động sử dụng để kiểm kê khí nhà kính; Thay đổi phương pháp, hệ số phát thải, số liệu hoạt động sử dụng để kiểm kê khí nhà kính.
Hồng Nhung
Bình luận