Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 20:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm

Thứ tư, 08/03/2023 13:03

TMO - Từ ngày 15/3/2023, Thông tư 25/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm sẽ chính thức có hiệu lực.

Theo Thông tư, nội dung dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão gồm có: Vị trí tâm áp thấp nhiệt đới, bão; Cấp gió mạnh nhất và cấp gió giật mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới, bão; Bán kính gió mạnh trên cấp 6, cấp 10, vòng tròn xác suất 70% tâm áp thấp nhiệt đới, bão có thể đi vào; hướng và tốc độ di chuyển; Ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão (Gió mạnh, sóng lớn, tình trạng biển, mưa lớn, nước dâng, ngập lụt vùng ven biển và các thiên tai khác); Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão.

Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão được thực hiện qua các bước sau: Trước hết, thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu. Sau đó, phân tích, đánh giá hiện trạng. Tiếp đến, thực hiện các phương án dự báo, cảnh báo. Thảo luận dự báo, cảnh báo; Xây dựng bản tin dự báo, cảnh báo; Cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo; Bổ sung bản tin dự báo, cảnh báo; Đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo.

Ảnh minh họa 

Đối với việc phân  tích, đánh giá hiện trạng cần xác định  vị trí tâm áp thấp nhiệt đới, bão dựa trên các dữ liệu và thông tin thu thập; Xác định cấp gió mạnh nhất và gió giật vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới, bão dựa trên các dữ liệu và thông tin thu thập; Xác định bán kính vùng gió mạnh cấp 6, cấp 10 dựa trên các dữ liệu và thông tin thu thập; Xác định ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão trên các số liệu thu thập; Xác định diễn biến về hướng và tốc độ di chuyển, cấp gió mạnh nhất, cấp gió giật vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới, bão trong khoảng 6 đến 12 giờ trước.

Các phương án được sử dụng trong dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão tại hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia: Phương án dựa trên phương pháp phân tích thống kê; phương án dựa trên phương pháp mô hình số trị (đơn lẻ và tổ hợp); phương án dựa trên phân tích kinh nghiệm của dự báo viên căn cứ vào các kết quả dự báo thống kê, dự báo mô hình số trị và tổng hợp kết quả từ các thông tin của các Trung tâm dự báo bão quốc tế; phương án dựa trên cơ sở các phương pháp khác; Căn cứ vào điều kiện cụ thể, tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định việc sử dụng các phương án dự báo, cảnh báo cho phù hợp.

Ngoài ra, hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão với tần suất và thời gian theo quy định tại Điều 13 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg. Các tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia có trách nhiệm quy định tần suất, thời gian ban hành các bản tin phù hợp với yêu cầu thực tế.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định các nội dung về Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo mưa lớn; Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt; Quy trình kỹ thuật cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy; Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo không khí lạnh và rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối; Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo nắng nóng; Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hạn hán và sạt lở đất, sụt lún đất do hạn hán; Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn; Quy trình kỹ thuật cảnh báo dông, lốc, sét, mưa đá; Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới, bão…

 

 

Minh Hoàng 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline