Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/07/2025 07:07

Tin nóng

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Thứ tư, 02/07/2025

Quy trình kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học

Thứ bảy, 01/02/2025 06:02

TMO - Mới đây, Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư về quy trình kỹ thuật kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học. Thông tư áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học.

Theo đó, tại Thông tư số 53/2024/TT-BTTMT quy định về quy trình kỹ thuật kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học đối với các chỉ tiêu kiểm kê, chỉ thị quan trắc ađ dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao.

Thông tư áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học. Về quy trình kỹ thuật kiểm kê đa dạng sinh học, thông tư quy định: Quy trình kỹ thuật kiểm kê tổng số lượng, tổng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao; Quy trình kỹ thuật kiểm kê hệ sinh thái rừng; Quy trình kỹ thuật kiểm kê hệ sinh thái rạn san hô.

Quy trình kỹ thuật kiểm kê hệ sinh thái thảm cỏ biển; Quy trình kỹ thuật kiểm kê các loài trong khu bảo tồn; Quy trình kỹ thuật kiểm kê loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Danh mục các loài đặc hữu; Danh mục các loài bị đe dọa theo Sách đỏ tại khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao. Đối với hệ sinh thái rừng, rạn san hô, thảm cỏ biển, Thông tư yêu cầu: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến chỉ tiêu kiểm kê tính từ thời điểm kiểm kê trở về trước để làm số liệu nền của chỉ tiêu kiểm kê hệ sinh thái.

Tổ chức khảo sát, kiểm đếm trực tiếp và ghi chép số liệu tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; Đánh giá, đối chiếu, so sánh dữ liệu thu thập với số liệu kiểm đếm trên thực tế và làm rõ lý do sai lệch (nếu có); Ghi số liệu, kết quả tổng hợp vào biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư; Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và gửi kết quả kiểm kê về Bộ TN&MT. Đối với quy trình kiểm kê loài tại cơ sở bảo tồn, Thông tư quy định: Kiểm kê danh mục loài và tổng số lượng loài.

Đối với những loài bị đe doạ theo Sách đỏ, cần kiểm kê rõ danh mục loài nguy cấp, quý hiếm cần được ưu tiên, bảo vệ; số lượng quần thể mỗi loài nguy cấp, quý hiếm; danh mục các loài đặc hữu; số lượng quần thể các loài đặc hữu; số lượng cá thể các loài đặc hữu; danh mục loài bị đe doạ theo Sách đỏ; số lượng quần thể các loài bị đe doạ và số lượng cá thể các loài bị đe doạ. Về quy trình kỹ thuật kiểm kê với các loài và loài bị đe doạ theo Sách đỏ: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến chỉ tiêu kiểm kê tính từ thời điểm kiểm kê trở về trước để làm số liệu nền của chỉ tiêu kiểm loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Danh mục các loài đặc hữu; danh mục các loài bị đe dọa theo Sách đỏ tại khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao; Lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp phù hợp để thực hiện kiểm kê. Đối với thực vật rừng sử dụng phương pháp thực hiện theo quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

Đối với từng nhóm loài động vật sử dụng các phương pháp khác nhau. Về quy trình kỹ thuật quan trắc, Thông tư chia ra quy trình kỹ thuật quan trắc đối với hệ sinh thái rừng; hệ sinh thái đất ngập nước; hệ sinh thái rạn san hô; hệ sinh thái thảm cỏ biển; tần suất và địa điểm bắt gặp/xuất hiện các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và quan trắc loài mới phát hiện. Đối với hệ sinh thái rừng: Tổ chức hoạt động điều tra thực địa được thực hiện theo quy trình điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn bếin rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

(Ảnh minh hoạ). 

Xây dựng bản đồ hiện trạng rừng trong từng khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ (nếu có); Ghi số liệu, kết quả tổng hợp vào biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư; Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và gửi kết quả quan trắc về Bộ TN&MT. Đối với hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô và thảm cỏ biển: Lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp phù hợp để thực hiện quan trắc; Tính toán, ghi nhận số liệu.

Tổng hợp, phân tích, kiểm tra, xử lý thông tin, số liệu đã thực hiện trên thực địa; Giải đoán ảnh viễn thám, xây dựng bản đồ hiện trạng hệ sinh thái đất ngập nước bằng phần mềm chuyên dụng theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ (nếu có); Ghi số liệu, kết quả tổng hợp vào biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư; Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và gửi kết quả quan trắc về Bộ TN&MT. Đối với các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ: Lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp phù hợp để thực hiện quan trắc đối với từng nhóm loài động vật bao gồm loài thú, chim, bò sát, lưỡng cư và loài cá.

Tính toán, ghi nhận số liệu; Tổng hợp, phân tích, kiểm tra, xử lý thông tin, dữ liệu thu được trên thực địa; Ghi số liệu, kết quả tổng hợp vào biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư; Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và gửi kết quả quan trắc về Bộ TN&MT. Cuối cùng, đối loài các loài mới: Thu thập thông tin, số liệu về loài mới phát hiện; Tổng hợp, phân tích các thông tin, số liệu đã thu thập; Kiểm chức số liệu bằng phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn.

Ghi số liệu, kết quả tổng hợp vào biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư; Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và gửi kết quả quan trắc về Bộ TN&MT.

Về trách nhiệm thi hành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý hoặc tổ chức được giao quản lý hoặc đơn vị quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban quản lý hoặc tổ chức được giao quản lý, đơn vị quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao và các tổ chức, cá nhân có liên quan xem xét, quyết định áp dụng quy trình kỹ thuật kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học thuộc phạm vi quản lý phù hợp với nội dung quy định tại Thông tư này, đáp ứng yêu cầu về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học theo quy định.

Tổ chức có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học chịu trách nhiệm giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, quyết định Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025.

 

 

Hương Nhài

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline