Hotline: 0941068156

Thứ tư, 08/05/2024 13:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 08/05/2024

Quy hoạch đô thị vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu

Thứ tư, 30/08/2023 07:08

TMO - Các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có bước tiến mạnh mẽ về xây dựng và phát triển đô thị, góp phần tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, việc bảo đảm khả năng chống chịu, ứng phó trước tác động lớn của thiên tai, biến đổi khí hậu đang đặt ra nhiều thách thức trong công tác quy hoạch, phát triển đô thị tại vùng này.

Theo đánh giá của Ban Kinh tế Trung ương, trong những năm qua công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng. Đô thị hóa và phát triển đô thị trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị vẫn còn nhiều hạn chế. Chất lượng quy hoạch đô thị chưa cao, phát triển đô thị chưa thực sự bền vững, theo chiều rộng là chủ yếu, gây lãng phí về đất đai, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các đô thị ngày càng diễn biến phức tạp, khả năng chống chịu và ứng phó với biến đổi khí hậu của các đô thị còn thấp.

Từ thực trạng trên, Nghị quyết 06 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề ra yêu cầu phải đổi mới toàn diện về phương pháp, quy trình, nội dung và sản phẩm quy hoạch theo hướng quy hoạch đô thị phải có cách tiếp cận đa ngành, bao trùm tầm nhìn dài hạn, toàn diện, có tính chiến lược, tôn trọng quy luật thị trường và nguyên tắc phát triển bền vững; bảo đảm tính tầng bậc, liên tục, thống nhất, đầy đủ, tích hợp của hệ thống quy hoạch... Trong đó, xác định quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị phải đi trước một bước và tạo ra nguồn lực chủ yếu cho phát triển đô thị. Riêng đối với phát triển đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Nghị quyết 06 đã đề ra yêu cầu phải tăng mật độ đô thị và ưu tiên đầu tư nâng cao khả năng chống chịu thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu của các đô thị.

Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh, thành phố là vùng có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước. Toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện có 174 đô thị, gồm: Một đô thị trực thuộc Trung ương; hai đô thị loại I thuộc tỉnh; 12 đô thị loại II; chín đô thị loại III; 23 đô thị loại IV và 127 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa toàn vùng đạt 31,16%, tăng 4,6% so với năm 2015. Dự báo giai đoạn 2021 - 2025 vùng Đồng bằng sông Cửu Long có trên 250 đô thị; trong đó, 4 đô thị loại I, 2 đô thị loại II, 11 đô thị loại III, 42 đô thị loại IV và 78 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 khoảng 35% - 36%, năm 2030 đạt khoảng 42% – 48% (cả nước dự kiến 45% năm 2025 và hơn 50% vào năm 2030). 

Đây là vùng chiếm 12% diện tích, 19% dân số của cả nước, có mạng lưới sông, kênh, rạch dày đặc; có lợi thế về phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, du lịch, năng lượng tái tạo; là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam: đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây của cả nước; 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu; có vị trí thuận tiện trong giao thương với các nước ASEAN và Tiểu vùng sông Mekong.

Các đô thị vùng ĐBSCL đang chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu trong đó có triều cường dâng cao, mưa lũ bất thường... Ảnh: TL. 

Tuy nhiên vùng này đang chịu tác động lớn về thiên tai và biến đổi khí hậu, được cảnh báo là một trong ba vùng đồng bằng bị ngập lụt, mất đất lớn nhất trên thế giới. Theo một số nghiên cứu, dự báo đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng từ 0,5-1 m kéo theo khoảng 39% diện tích, 35% số dân vùng đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng.

Toàn bộ 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đều có nguy cơ ngập cao bởi biến đổi khí hậu như: Kiên Giang (80%), Hậu Giang (80%), Bạc Liêu (40 - 50%), Sóc Trăng (25 - 30%), Cà Mau (40 - 50%). Một số đô thị lớn, trung bình có nguy cơ ngập cao với tỉ lệ phần trăm diện tích ngập gồm tỉnh Kiên Giang gồm thành phố Rạch Giá (85 – 90%), thị xã Hà Tiên (85 – 90%); tỉnh Hậu Giang gồm: thành phố Vị Thanh (85 – 90%), thành phố Ngã Bảy (85 – 90%); thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau (60 – 70%); thành phố Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng (10 – 20%); thành phố Cần Thơ (5 – 10%); thị xã Gò Công tỉnh Tiền Giang (20 – 25%).

Như vậy, phân vùng các khu vực chịu ảnh hưởng ngập lụt sẽ có khu vực ngập sâu trung bình từ 2m thuộc các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang; khu vực ngập trung bình 1m – 2m, thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và khu vực ngập nông thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang.

Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho biết, việc khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn châu thổ, nhất là xây dựng đập thủy điện đã làm thay đổi dòng chảy, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội của vùng. Mặt trái từ hoạt động phát triển kinh tế với cường độ cao ở nội vùng bộc lộ ngày càng gay gắt, gây nhiều hệ lụy như ô nhiễm môi trường, sụt lún đất, suy giảm mực nước ngầm, biển xâm thực. Việc khai thác bùn cát quá mức, xây dựng nhà cửa và hạ tầng sát bờ sông, kênh, rạch làm gia tăng nguy cơ sạt lở… là những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển đô thị.

Với tính chất quan trọng của vùng, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 02 /04/ 2022 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 287/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa của vùng đạt khoảng 42- 48%; định hướng phát triển hệ thống đô thị Đồng bằng Sông Cửu Long theo hướng phân bố hợp lý tại các vùng đô thị, dọc theo hành lang phát triển chính của vùng; mô hình đô thị sinh thái, nén, thích ứng biến đổi khí hậu.

Trong Quy hoạch vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt đã xác định khu vực chịu ảnh hưởng của ngập lụt và đề ra phương hướng xây dựng đô thị cho từng khu vực. Đáng lưu ý, khu vực 1 ngập sâu trung bình từ 2m thuộc các tỉnh: Long An, Đồng Tháp, An Giang; khu vực 2 ngập trung bình 1m-2m, thuộc các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ. Tại 2 khu vực này cần hạn chế phát triển đô thị quy mô lớn và hạn chế san lấp mặt bằng quy mô diện tích lớn; phát triển đô thị theo tuyến song song với hướng thoát lũ nhằm giảm tác động của lũ đến đô thị.

Khu vực 3 ngập nông thuộc các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang cần phát triển đô thị quy mô diện tích lớn; tập trung theo hình thái đô thị nén; dành quỹ đất cần thiết để đào hồ, kết nối kênh rạch đảm bảo tiêu thoát nước; xây dựng mới, cải tạo và vận hành tốt tuyến đê ngăn triều ở cửa sông nhằm hạn chế tác động ngập lụt và xâm mặn đến đô thị. Khu vực 4 ven biển chịu ảnh hưởng của thủy triều cần phát triển đô thị tại khu vực đất giồng, bãi bồi cao ở ven sông, ven biển. Tại khu vực đô thị xây dựng mật độ cao, dùng phương pháp san đắp tập trung toàn bộ khu vực xây dựng, giải pháp đê bao chống lũ hoặc kết hợp cả hai giải pháp. Khu vực xây dựng với mật độ thấp, san đắp cục bộ theo vị trí công trình, dành quỹ đất còn lại trong từng khu chức năng để đào hồ, kết nối kênh rạch đảm bảo việc tiêu thoát nước. Khuyến khích phát triển các loại công trình, mô hình ở thích nghi với lũ.

Quy hoạch đô thị vùng ĐBSCL cần đảm bảo cân bằng hệ sinh thái và cấu trúc sông, kênh, rạch hiện có để thích ứng với BĐKH. 

Để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu lên đô thị vùng ĐBSCL, Cục Phát triển đô thị cho rằng, vùng ĐBSCL cần tập trung mô hình phát triển hệ thống đô thị - nông thôn. Cụ thể, kết hợp phi tập trung và tập trung “nén” - chủ động “dành chỗ cho nước;” đảm bảo sự cân bằng hệ sinh thái và cấu trúc sông, kênh, rạch hiện có; chọn đất phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn tính đến tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; phù hợp với đặc điểm cấu trúc địa hình tự nhiên.

Cùng đó, hình thành hệ thống kiểm soát, hạn chế lũ, lụt, ngập úng trong đô thị; hình thành hồ chứa điều tiết ngập lụt, khai thông, nạo vét, cải tạo, gia cố, nắn dòng cho các đường thoát nước đô thị; xây dựng đê, kè, tường chắn lũ, phân dòng lũ, công trình chứa nước ngầm hiện đại quy mô lớn, đồng thời khoanh vùng bảo vệ và có giải pháp tái định cư và di dời dân trong vùng cảnh báo rủi ro và phát triển nhà ở vượt lũ, nhà ở có khả năng chống chịu cao với gió bão.

Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, quy hoạch đô thị Đồng bằng sông Cửu Long cần tập trung vào 3 vấn đề: Thứ nhất, làm rõ mô hình đô thị phát triển bền vững cho các đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long; trong đó, tập trung phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực đăc thù của vùng. Thứ hai, với các đặc điểm riêng của các đô thị vùng đồng bằng Sông Cửu Long (về điều kiện tự nhiên, khí hậu, hạ tầng, văn hóa, xã hội, con người…), làm thế nào để tích hợp rủi ro vào quy hoạch và chính sách phát triển đô thị của các đô thị (làm rõ cách tiếp cận, công cụ, phương pháp…); Thứ ba, với những điều kiện như trên thì cách tiếp cận khả năng chống chịu ở cấp địa phương đối với các tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long như thế nào? 

Là vùng đang chịu tác động lớn về thiên tai và biến đổi khí hậu, được cảnh báo là 1 trong 3 vùng đồng bằng bị ngập lụt, mất đất lớn nhất trên thế giới, quy hoạch và phát triển đô thị Đồng bằng sông Cửu Long đòi hỏi phải tích hợp khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu…

 

 

Đức Hải 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline