Hotline: 0941068156

Thứ hai, 21/04/2025 06:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Thứ hai, 21/04/2025

Quy định về kỹ thuật giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám

Thứ năm, 22/02/2024 07:02

TMO - Những bất thường của thời tiết đang là mối đe dọa thường xuyên đối với sản xuất và đời sống. Việc quy định giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin chính xác, toàn diện và kịp thời về tình trạng ngập lụt cho các địa phương trên cả nước. 

Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 12/2023/TT-BTNMT quy định kỹ thuật giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám. Theo đó, việc giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám bao gồm: Xử lý ảnh viễn thám; trích xuất dữ liệu nền giám sát ngập lụt từ cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia; chiết xuất thông tin ngập lụt; biên tập lớp thông tin ngập lụt; thành lập bản đồ giám sát ngập lụt; kiểm tra, đánh giá độ tin cậy của bản đồ giám sát ngập lụt; xây dựng báo cáo giám sát ngập lụt; giao nộp sản phẩm. 

Quy định về xử lý ảnh viễn thám để giám sát ngập lụt tập trung vào các bước cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng và độ chính xác của dữ liệu thu thập. Quy trình gồm bốn bước: Nhập dữ liệu đầu vào; tăng cường chất lượng ảnh; chuyển đổi về Hệ Quy chiếu và Hệ Tọa độ Quốc gia VN-2000; ghép, cắt ảnh, xuất bản đồ ảnh theo khu vực giám sát. Quy trình này đặt ra các bước cụ thể, từ xử lý chất lượng ảnh đến chuyển đổi hệ tọa độ, nhằm tạo ra bản đồ giám sát ngập lụt chính xác và đáng tin cậy. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ để hỗ trợ công tác đánh giá và ứng phó với tình trạng ngập lụt

Sau khi xử lý ảnh viễn thám là bước trích xuất dữ liệu nền giám sát ngập lụt từ cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia bao gồm: Đường biên giới quốc gia trên đất liền, đường địa giới hành chính. Trụ sở ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trụ sở ủy ban nhân dân cấp huyện, trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã. Đường sắt quốc gia, đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, cảng hàng không. Các đối tượng thủy văn dạng vùng có diện tích lớn hơn 15 mm2 theo tỉ lệ bản đồ cần thành lập; các đối tượng dạng đường có chiều dài lớn hơn 2 cm theo tỉ lệ bản đồ cần thành lập.

Ảnh minh họa. 

Ngay sau đó việc chiết xuất thông tin ngập lụt được thực hiện thông qua việc lựa chọn phân cực ảnh theo thứ tự ưu tiên sau: phân cực HH, phân cực VH, phân cực HV, phân cực VV. Xác định ngưỡng giá trị bức xạ của đối tượng nước trên ảnh. Phân tách vùng ngập nước. Xuất ranh giới vùng ngập nước ra dạng véc-tơ. Với những kết quả trên tiến hành thành lập bản đồ giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám được xác định tỉ lệ theo phạm vi ảnh hưởng và độ phân giải của dữ liệu ảnh sử dụng.  Sửa chữa, biên tập bản đồ giám sát ngập lụt theo quy định của bản đồ chuyên đề. Thiết kế ký hiệu bổ sung. Trình bày bản đồ giám sát ngập lụt.

Trước khi xây dựng báo cáo giám sát ngập lụt cần tiến hành kiểm tra, đánh giá độ tin cậy của bản đồ giám sát ngập lụt thông qua việc lấy tối thiểu 10 mẫu trên dữ liệu ảnh viễn thám khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt phục vụ kiểm tra. So sánh bản đồ giám sát ngập lụt với mẫu. Độ tin cậy của bản đồ giám sát ngập lụt phải đạt trên 90% Sửa chữa bản đồ giám sát ngập lụt sau kiểm tra (nếu có). Giao nộp bản đồ giám sát ngập lụt và báo cáo ngập lụt cho cơ quan chủ quản, cơ quan sử dụng dữ liệu không quá 05 ngày sau khi kết thúc đợt thiên tai. Giao nộp báo cáo tổng hợp kết quả giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám trước ngày 25 tháng 12 hàng năm. 

 

 

Thu Huyền 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline