Hotline: 0941068156
Thứ ba, 01/07/2025 16:07
Thứ ba, 01/07/2025 14:07
TMO - Đối với các tỉnh tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế từ địa phương khác không còn quỹ đất để trồng rừng thay thế thì thực hiện trồng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất trên đất quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
Thông tư 16/2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường về phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm quy định rõ về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng.
Theo đó, diện tích trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thực hiện theo quy định tại Điều 21 Luật Lâm nghiệp. Diện tích trồng rừng thay thế phải đảm bảo không thấp hơn diện tích rừng trồng thay thế được xác định trong văn bản chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế của Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Thực hiện trồng rừng thay thế tại địa phương có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Chỉ đề xuất trồng rừng thay thế sang địa phương khác khi địa phương có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác không còn quỹ đất hoặc còn quỹ đất nhưng điều kiện lập địa không phù hợp để trồng rừng. Trong thời gian 12 tháng kể từ thời điểm chủ dự án hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải phê duyệt kế hoạch trồng rừng thay thế và giao chủ đầu tư thực hiện trồng rừng thay thế. Rừng trồng từ tiền trồng rừng thay thế sau nghiệm thu hoàn thành được quản lý theo Quy chế quản lý rừng.
(Ảnh minh họa)
Đất trồng rừng thay thế: Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là tỉnh) tự bố trí được quỹ đất để trồng rừng thay thế: thực hiện trồng rừng trên đất quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; trồng rừng trên đất quy hoạch cho rừng sản xuất giao cho chủ rừng là doanh nghiệp nhà nước, chủ rừng được quy định tại Điều 8 Luật Lâm nghiệp; hỗ trợ trồng rừng sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi) trên đất quy hoạch cho rừng sản xuất giao hộ gia đình, cá nhân. Đối với các tỉnh tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế từđịa phương khác không còn quỹ đất để trồng rừng thay thế thì thực hiện trồng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất trên đất quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
Kinh phí thực hiện trồng rừng thay thế: UBND cấp tỉnh quyết định đơn giá hoặc điều chỉnh đơn giá trồng rừng thay thế khi cần thiết trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật trồng rừng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Kinh phí trồng rừng thay thế do chủ dự án nộp vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Sở Nông nghiệp và Môi trường đối với địa phương chưa thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (sau đây gọi là Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh) bằng diện tích rừng trồng thay thế với đơn giá cho 01 ha trồng rừng.
Theo Thông tư 16/2025, trồng rừng thay thế là công trình lâm sinh trong dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Thiết kế, dự toán trồng rừng thay thế được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Môi trường; đơn giá xây dựng dự toán trồng rừng do UBND cấp tỉnh nơi tổ chức trồng rừng thay thế quy định. Việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán và xử lý rủi ro trong giai đoạn đầu tư trồng rừng thay thếthực hiện theo quy định tại Nghị định 58/2024 của Chính phủ. Trồng rừng thay thế được nghiệm thu theo quy định về hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Đối với kinh phí trồng rừng thay thế để hỗ trợ trồng rừng sản xuất gỗ lớn, thực hiện hỗ trợ theo chính sách của địa phương; đối với tỉnh không ban hành chính sách hỗ trợ trồng rừng thì áp dụng theo chính sách hiện hành của Nhà nước.
Tiếp nhận, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí trồng rừng thay thế: Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh và các tổ chức được giao nhiệm vụ trồng rừng thay thế mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế. Nguồn kinh phí trồng rừng thay thế được quản lý, sử dụng, thanh toán qua Kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành.
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh thực hiện kiểm soát việc thanh toán tiền trồng rừng thay thế theo Danh mục hồ sơ thanh toán tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; việc thực hiện thanh toán tiền trồng rừng thay thế qua Kho bạc Nhà nước trên cơ sở chứng từ chuyển tiền của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh. Đơn vị tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế lập báo cáo, trình cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan được phân cấp hoặc cơ quan được giao theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thẩm định, quyết toán kinh phí trồng rừng thay thế. Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định sử dụng lãi tiền gửi từ kinh phí trồng rừng thay thế để thực hiện các hoạt động trồng rừng thay thế theo quy định của Thông tư này.
Về tiêu chí lựa chọn đơn vị, địa phương tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế từ tỉnh không còn quỹ đất để trồng rừng thay thế: Có diện tích đất quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất quy định, được xác định trên cơ sở quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hiện trạng rừng tại thời điểm đề xuất; có văn bản của thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch UBND cấp tỉnh đăng ký tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế theo mẫu. Trường hợp có nhiều đơn vị, địa phương đăng ký tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế thì ưu tiên địa phương có nhiều diện tích đất chưa có rừng quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất nhưng không cân đối được ngân sách để trồng rừng.
Về nộp tiền trồng rừng thay thế: Thẩm quyền chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế là Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Hồ sơ, gồm: Bản chính văn bản đề nghị chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế theo mẫu; Bản chính phương án trồng rừng thay thế theo mẫu và bản chính dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế theo quy định; Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủtrương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; Bản sao các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Chủ dự án nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Nông nghiệp và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Môi trường kiểm tra tính hợp lệ của thành phần hồ sơ, trả lời ngay đối với hồ sơ nộp trực tiếp, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với hồ sơ nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử; trường hợp hồ sơ chưa đủ thành phần theo quy định, thông báo bằng văn bản cho chủ dự án và nêu rõ lý do.
Trình tự chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp địa phương bố trí đất để trồng rừng: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Môi trường trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế; phê duyệt phương án trồng rừng thay thế (đối với trường hợp chủ dự án tự thực hiện trồng rừng thay thế) và thông báo bằng văn bản cho chủ dự án về việc chấp thuận nộp tiền, thời gian và số tiền phải nộp trên cơ sở diện tích phải trồng rừng thay thế của chủ dự án và đơn giá trồng rừng thay thế của tỉnh; Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, chủ dự án phải nộp đủ số tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế; Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ số tiền của chủ dự án nộp, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho chủ dựán về việc hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế.
Trình tự chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp địa phương không bố trí được đất để trồng rừng: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồsơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Môi trường trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, gửi hồ sơ đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường chấp thuận việc nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tại địa phương khác; Hồ sơ, gồm: văn bản của Chủ tịch UBND cấp tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường chấp thuận việc nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam theo mẫu.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của Chủ tịch UBND cấp tỉnh có rừng chuyển mục đích sử dụng rừng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh, nơi tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế cung cấp thông tin về địa điểm trồng rừng và đơn giá trồng rừng thay thế của tỉnh tại thời điểm chủ dự án đề nghị nộp tiền; Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, nơi tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Môi trường xác nhận vềviệc bố trí địa điểm, kèm theo bản sao quyết định phê duyệt đơn giá trồng rừng của tỉnh;
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế, Bộ Nông nghiệp và Môi trường có văn bản gửi Chủ tịch UBND cấp tỉnh, nơi đề nghị nộp tiền về thời gian và số tiền chủ dự án phải nộp để trồng rừng thay thế; Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, nơi đề nghị nộp tiền có văn bản gửi chủ dự án về thời gian và số tiền chủ dự án phải nộp để trồng rừng thay thế;
Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, chủ dự án phải nộp đủ số tiền trồng rừng thay thếvào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh, nơi chủ dự án nộp hồ sơ; Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày chủ dự án nộp đủ tiền trồng rừng thay thế, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh, nơi tiếp nhận tiền trồng rừng thay thế do chủ dự án nộp có văn bản gửi chủ dự án thông báo về việc hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế và chuyển số tiền chủ dự án đã nộp về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam để thực hiện trồng rừng tại địa phương khác; Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ tiền trồng rừng thay thế, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam điều chuyển tiền về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh nơi tiếp nhận tiền để trồng rừng thay thế;
Trường hợp chủ dự án đề nghị nộp ngay số tiền trồng rừng thay thế theo đơn giá trồng rừng của tỉnh, nơi đề nghị nộp tiền: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của chủ dự án theo quy định và Bản cam kết của chủ dự án về việc nộp đầy đủ số tiền theo đơn giá trồng rừng của tỉnh, nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế theo mẫu, Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, thông báo bằng văn bản cho chủ dự án về việc chấp thuận nộp tiền, thời gian và số tiền phải nộp trên cơ sở diện tích phải trồng rừng thay thế của chủ dự án và đơn giá trồng rừng thay thế của tỉnh;
Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, chủ dự án phải nộp đủ số tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh, nơi chủ dự án nộp hồ sơ; Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ số tiền của chủ dự án nộp, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh, nơi tiếp nhận tiền trồng rừng thay thế do chủ dự án nộp, thông báo bằng văn bản cho chủ dự án về việc hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế;
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Nông nghiệp và Môi trường về đơn giá trồng rừng của tỉnh, nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, nơi đề nghị nộp tiền có văn bản gửi chủ dự án thông báo về số tiền trồng rừng thay thế chênh lệch; Trường hợp số tiền đã nộp theo đơn giá trồng rừng của tỉnh, nơi đề nghị nộp tiền thấp hơn số tiền phải nộp theo đơn giá trồng rừng của tỉnh, nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, nơi đề nghị nộp tiền yêu cầu chủ dự án nộp đủ số tiền trồng rừng thay thế theo Bản cam kết của chủ dự án. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, chủ dự án phải nộp bổ sung số tiền chênh lệch vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh, nơi chủ dự án nộp hồ sơ;
Trường hợp số tiền đã nộp theo đơn giá trồng rừng của tỉnh, nơi đề nghị nộp tiền cao hơn số tiền phải nộp theo đơn giá trồng rừng của tỉnh, nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản của Chủ tịch UBND cấp tỉnh gửi chủ dự án, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh, nơi tiếp nhận tiền trồng rừng thay thế do chủ dự án nộp hoàn trả số tiền chênh lệch bao gồm cả tiền lãi cho chủ dự án…/.
ĐOÀN VINH
Bình luận