Hotline: 0941068156

Thứ ba, 13/05/2025 23:05

Tin nóng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Thứ ba, 13/05/2025

Quy định thời điểm, thời hạn cấp giấy phép môi trường

Thứ tư, 23/08/2023 08:08

TMO - Giấy phép môi trường là văn bản pháp lý được cấp bởi cơ quan quản lý môi trường cho phép một tổ chức doanh nghiệp hoặc dự án thực hiện các hoạt động có tầm ảnh hưởng tới môi trường. Đây là một công cụ quản lý và kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh xử lý chất thải khai thác tài nguyên và các hoạt động khác nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.

Tại điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định, các loại dự án phải tiến hành thủ tục cấp giấy phép môi trường gồm: Dự án đầu tư nhóm I (dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao), nhóm II (dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường) và nhóm III (dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường) có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức đều phải có giấy phép môi trường.

Ngoài ra, Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành (1/1/2022) có tiêu chí về môi trường như dự án nhóm I, II, III. Trong giấy phép môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp gồm các nội dung: thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; nội dung cấp phép môi trường; yêu cầu về bảo vệ môi trường; thời hạn của giấy phép môi trường; nội dung khác (nếu có).

Căn cứ theo khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về thời điểm cấp giấy phép môi trường như sau: Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có giấy phép môi trường trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải; Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản.

Trường hợp dự án đầu tư xây dựng không thuộc đối tượng được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về xây dựng thì phải có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng.

Ảnh minh họa 

Đối với dự án đầu tư đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trước ngày 01/01/2022, chủ dự án đầu tư được lựa chọn tiếp tục vận hành thử nghiệm để được cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải hoặc lập hồ sơ để được cấp giấy phép môi trường trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm.

Chủ dự án đầu tư không phải vận hành thử nghiệm lại công trình xử lý chất thải, nhưng kết quả hoàn thành việc vận hành thử nghiệm phải được báo cáo và đánh giá theo quy định tại Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đã đi vào vận hành chính thức trước ngày 01/01/2022 phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày 01/01/2022, trừ trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

Theo khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020, thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như sau: 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I; 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 và có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I; 10 năm đối với đối tượng theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Theo đó thời hạn tối đa của giấy phép môi trường là 10 năm. Tuy nhiên thời hạn cụ thể của giấy phép môi trường có thể điều chỉnh theo loại hoạt động ngành nghề, điều kiện cụ thể và quy định của cơ quan quản lý môi trường.

Cơ quan quản lý môi trường có thể yêu cầu đánh giá lại giấy phép môi trường sau mỗi thời hạn để xem xét việc gia hạn giấy phép hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép nếu cần thiết. Khi hết thời hạn của giấy phép môi trường doanh nghiệp cần tiến hành gia hạn hoặc xin cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật để đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.

 

 

Thu Trang

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline