Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 01:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Quy định mức sản xuất, tiêu thụ cơ sở các chất gây hiệu ứng nhà kính

Thứ năm, 11/04/2024 07:04

TMO - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố mức sản xuất và tiêu thụ cơ sở các chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát (HFC) của Việt Nam và tổng lượng tiêu thụ quốc gia giai đoạn 2024 – 2028.

Theo đó, mức sản xuất cơ sở các chất Hydrofluorocarbons (HFC) là 0 tấn CO2 tương đương. Mức tiêu thụ cơ sở các chất Hydrofluorocarbons (HFC) là 13.991.360 tấn CO2 tương đương. Tổng lượng tiêu thụ quốc gia giai đoạn từ ngày 1/1/2024 đến ngày 31/12/2028 là 13.991.360 tấn CO2 tương đương.

Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Cục Biến đổi khí hậu chủ trì tổng hợp, báo cáo tổng lượng tiêu thụ các chất HFC hằng năm gửi Ban thư ký ozone; trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định công bố tổng lượng tiêu thụ các chất HFC của Việt Nam theo từng giai đoạn.

Hiện nay, Việt Nam không sản xuất mà chỉ nhập khẩu HFC để sử dụng, chủ yếu trong các lĩnh vực làm lạnh (Ảnh minh họa). 

Hiện nay, Việt Nam không sản xuất mà chỉ nhập khẩu HFC để sử dụng, chủ yếu trong các lĩnh vực làm lạnh với nhiều ứng dụng khác nhau, như: Điều hòa không khí và bơm nhiệt; Máy sản xuất nước lạnh (chiller) và điều hòa không khí trung tâm; Lạnh dân dụng và thương mại; Lạnh công nghiệp; vận tải; Điều hòa không khí di động (MAC)...

Theo Lộ trình quản lý, loại trừ các chất HFC của Việt Nam, giai đoạn từ ngày 1/1/2024 đến hết ngày 31/12/2028, Việt Nam sẽ không gia tăng lượng tiêu thụ các chất HFC; tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt mức tiêu thụ cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không vượt mức sản xuất cơ sở. Tương ứng, hạn ngạch nhập khẩu HFC giữ ở mức 14 triệu tấn CO2 tương đương.

Việt Nam sẽ loại trừ 10% lượng tiêu thụ các chất HFC vào năm 2029 cho đến năm 2034 và giảm dần, tiến tới loại trừ 80% lượng tiêu thụ các chất HFC vào năm 2045. Lộ trình này gắn với nỗ lực thay thế công nghệ làm mát vừa đảm bảo vừa an toàn, thân thiện với môi trường, khí hậu và đồng thời tăng hiệu suất năng lượng của thiết bị.

Việt Nam đã chung tay với cộng đồng quốc tế nỗ lực triển khai các hoạt động bảo vệ tầng ozone, kiểm soát và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone (CFC, Halon, CTC, HCFC, Methyl Bromide), chất gây hiệu ứng nhà kính (HFC). Đồng thời, Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn tiêu thụ các chất CFC, Halon, CTC từ ngày 1/1/2010, hạn chế nhập khẩu các chất Methyl bromide (chỉ sử dụng cho mục đích khử trùng).

 

 

Nguyễn Minh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline