Hotline: 0941068156
Thứ hai, 20/01/2025 10:01
Thứ hai, 10/07/2023 07:07
TMO - Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư số 12/2023/TT-BKHCN quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.
Điều 26 của Thông tư số 12/2023/TT-BKHCN quy định chi tiết những nội dung liên quan đến kế hoạch ứng phó sự cố. Theo đó, bản kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh được xây dựng có cấu trúc như sau: Trình bày phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng kế hoạch ứng phó sự cố; Giải thích khái niệm, thuật ngữ được dùng trong kế hoạch ứng phó sự cố; Trình bày thông tin liên quan tới danh sách, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố và tổ chức, cá nhân hỗ trợ; Liệt kê các kế hoạch ứng phó sự cố khác có liên quan như ứng phó sự cố đối với thiên tai, phòng cháy chữa cháy có hiệu lực trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Căn cứ pháp lý để lập kế hoạch ứng phó sự cố: Trình bày danh mục các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương và địa phương ban hành có liên quan và trích dẫn nội dung chính của các văn bản đó; Phân tích nguy cơ gây ra sự cố trên địa bàn tỉnh: Căn cứ vào nhóm nguy cơ , phân tích các nguy cơ, các tình huống và hậu quả do sự cố gây ra; Phân tích các nguy cơ liên quan tới mất an ninh đối với nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh họa.
Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố bao gồm quy định rõ cơ cấu tổ chức và trình bày sơ đồ tổ chức ứng phó sự cố; Quy định chi tiết trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân theo các yêu cầu của việc chuẩn bị và ứng phó sự cố, cụ thể: cơ cấu và thành phần của Ban chỉ huy; trách nhiệm của Ban chỉ huy; trách nhiệm của từng thành viên trong Ban chỉ huy; trách nhiệm của Trưởng Ban chỉ huy; trách nhiệm của tổ chức tham gia và trách nhiệm của tổ chức hỗ trợ. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố phải cụ thể hóa các yêu cầu tương ứng
Hoạt động ứng phó sự cố: Áp dụng các nguyên tắc ứng phó sự cố vào hoạt động ứng phó sự cố; Xây dựng cơ chế điều hành trong quá trình ứng phó sự cố; Xây dựng phương án huy động nhân lực và trang thiết bị ứng phó phù hợp với mức báo động; Thiết lập các giai đoạn ứng phó cơ bản Xây dựng cách thức, nội dung thông báo các thông tin liên quan tới tiến trình ứng phó sự cố cho tổ chức tham gia ứng phó sự cố, phương tiện thông tin đại chúng trong quá trình ứng phó sự cố; Xây dựng quy định về thông báo, trợ giúp và yêu cầu trợ giúp tới các địa phương khác có liên quan trong ứng phó sự cố.
Phần phụ lục của Kế hoạch bao gồm: Danh sách và địa chỉ liên lạc chi tiết của Ban chỉ huy, tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố; Tài liệu phục vụ cho công tác ứng phó sự cố như: mẫu thông báo và tiếp nhận thông tin; xác định mức độ báo động và mức độ điều động lực lượng ứng phó; điều động và bổ nhiệm người chỉ huy hiện trường; Một số chỉ dẫn và hướng dẫn như: chỉ dẫn cung cấp thông tin trong ứng phó sự cố; hướng dẫn bảo đảm an toàn cho công chúng và nhân viên ứng phó sự cố khi sự cố xảy ra; khuyến cáo về khoanh vùng an toàn cho sự cố; Xây dựng quy trình đưa ra quyết định kết thúc hoạt động ứng phó, mục tiêu cần đạt được khi lập kế hoạch khôi phục dài hạn; Xây dựng kịch bản và quy trình ứng phó cụ thể cho các tình huống sự cố trên cơ sở phân tích nguy cơ gây ra sự cố trên địa bàn tỉnh; Xây dựng các mẫu báo cáo; Xây dựng nhật ký ứng phó sự cố.
Việc phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh được quy định: Tài liệu đề nghị phê duyệt bao gồm: Công văn đề nghị phê duyệt; 04 bản Kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh được lập có cấu trúc và nội dung trên; Kế hoạch ứng phó sự cố phải có chữ ký và dấu của cấp có thẩm quyền soạn thảo, có dấu giáp lai các trang và có trang bìa cứng. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh quy định tại khoản 5 Điều 83 Luật Năng lượng nguyên tử.
Trình tự phê duyệt: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh phải nộp 01 bộ tài liệu ở trên về Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Khoa học và Công nghệ nhận đủ tài liệu, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thành lập Hội đồng thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh; Trong thời hạn 60 ngày, sau khi có kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh. Trường hợp Bộ Khoa học và Công nghệ không đồng ý phê duyệt, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tiến Mạnh
Bình luận