Hotline: 0941068156

Thứ hai, 24/02/2025 03:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Thứ hai, 24/02/2025

Quy định khu vực đổ thải nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa, đường biển

Chủ nhật, 12/02/2023 21:02

TMO - UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành quy định về khu vực, địa điểm đổ thải, nhận chìm đối với vật chất nạo vét từ các hệ thống giao thông đường thủy nội địa và đường biển trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, đối tượng áp dụng quy trên là các cơ quan quản lý nhà nước; các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có liên quan đến hoạt động nạo vét, đổ thải, nhận chìm vật chất nạo vét từ các hệ thống giao thông đường thủy nội địa và đường biển trên địa bàn tỉnh Nam Định.

UBND quy định điều kiện xác định khu vực, địa điểm đổ thải, nhận chìm bao gồm: Khu vực, địa điểm đổ thải, nhận chìm có quy mô đáp ứng duy trì hoạt động ổn định, an toàn, tuân thủ các quy định của luật pháp có liên quan, không tạo ra các xung đột về lợi ích và môi trường; Khu vực, địa điểm đổ thải, nhận chìm phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan của Trung ương và địa phương; được xem xét trên cơ sở các điều kiện về địa chất, thủy văn, không làm cản trở dòng chảy và thoát lũ, không nằm ở vị trí đầu nguồn nước, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường và các quy định khác liên quan.

Ảnh minh họa 

Khu vực biển được sử dụng để nhận chìm phù hợp với quy hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thì khu vực biển đề nghị được nhận chìm được xem xét trên cơ sở báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Khu vực nhận chìm chất nạo vét ở biển được xác định theo quy định kỹ thuật tại Chương III của Thông tư số 28/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 và Thông tư số 23/2022/TT-BTNMT ngày 26/12/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Khu vực, địa điểm đổ thải, nhận chìm có vị trí thuận lợi để đảm bảo việc thu gom vật chất nạo vét từ vùng nước đường thuỷ nội địa, đường biển đáp ứng được các quy định pháp luật về khoảng cách an toàn đến khu vực dân cư sinh sống tập trung, trường học, bệnh viện, trung tâm văn hóa xã hội, di tích lịch sử, trung tâm công nghiệp, các nguồn nước, sông, hồ..., không làm ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe người dân. Nếu thực hiện đổ thải lên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải được sự đồng thuận của tổ chức, cá nhân trong khu vực và đúng quy định của pháp luật. Phải đảm bảo việc đổ thải không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các khu vực nêu trên.

Khu vực, địa điểm đổ thải, nhận chìm phải được Ủy ban nhân dân tỉnh công bố hoặc bố trí và chấp thuận bằng văn bản phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 7, Điều 47 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28/11/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa; Có diện tích, sức chứa phù hợp để chứa, xử lý các vật chất nạo vét từ vùng nước đường thuỷ nội địa, đường biển đối với từng dự án cụ thể.

Sở Giao thông vận tải chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa địa phương cho chủ đầu tư trước khi tiến hành hoạt động nạo vét theo quy định; Hướng dẫn cho chủ đầu tư, nhà thầu thi công thực hiện phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước đường biển, vùng nước đường thủy nội địa quốc gia để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét chấp thuận theo quy định.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì  phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xác định vị trí sử dụng làm khu vực, địa điểm đổ thải, nhận chìm đối với vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa, đường biển trên địa bàn tỉnh theo quy định. Trước 30 tháng 01 hàng năm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh công bố địa điểm đổ chất nạo vét trên bờ và ngoài biển thuộc phạm vi quản lý.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chủ đầu tư các dự án nạo vét đường thuỷ nội địa, đường biển có đổ thải thực hiện đúng các quy định của Luật Đê điều, Luật Phòng chống thiên tai, Luật Thủy lợi, Quy hoạch phòng chống lũ của các tuyến sông có đê và các quy định chuyên ngành liên quan.

 

 

Nguyễn Nam 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline