Hotline: 0941068156

Thứ ba, 15/07/2025 12:07

Tin nóng

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Thứ ba, 15/07/2025

Quảng Ninh siết chặt quản lý, bảo vệ rừng

Thứ ba, 15/07/2025 06:07

TMO - Hiện nay, trong bối cảnh thời tiết nắng nóng kết hợp với sáp nhập địa giới hành chính, tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng nhằm ngăn chặn nguy cơ suy thoái và mất rừng. Đây là bước đi cần thiết để bảo vệ hệ sinh thái và phát triển lâm nghiệp của địa phương.

Trước thực trạng suy giảm diện tích và chất lượng rừng tại một số địa phương, công tác quản lý, bảo vệ rừng đang được Quảng Ninh siết chặt với sự tham gia của nhiều lực lượng chức năng và chính quyền cơ sở. Ngoài việc tăng cường tuần tra, kiểm tra hiện trường rừng, lực lượng kiểm lâm phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật, nâng cao ý thức cộng đồng trong việc giữ rừng.

Nhiều địa phương đã ứng dụng công nghệ giám sát bằng ảnh viễn thám, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm nguy cơ cháy rừng và xâm lấn đất rừng. Đồng thời, công tác xử lý vi phạm cũng được thực hiện nghiêm minh, tạo tính răn đe đối với các hành vi phá rừng, khai thác trái phép. Một số mô hình giao rừng cho cộng đồng, khoán bảo vệ rừng cũng đang phát huy hiệu quả, góp phần giữ ổn định diện tích rừng tự nhiên.

Việc bảo vệ rừng không chỉ là nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp mà đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và người dân địa phương. Đây là giải pháp căn cơ để gìn giữ nguồn tài nguyên quý giá, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Quá trình theo dõi, quản lý, sử dụng và phát triển rừng được các ngành, địa phương của Quảng Ninh thực hiện bài bản.

Tỉnh Quảng Ninh đã vượt kế hoạch trồng rừng trong 6 tháng đầu năm 2025. 

Quảng Ninh cũng chú trọng trồng rừng, trong 6 tháng đầu năm 2025, diện tích trồng rừng tập trung trong toàn tỉnh đạt 27.438,9ha, vượt 4,2% so với kế hoạch đề ra. Đặc biệt, diện tích trồng lim, giổi, lát đạt 180,1ha, thể hiện nỗ lực huy động nguồn lực và kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn của các địa phương. Bên cạnh đó, hàng loạt mặt hàng lâm sản có giá trị kinh tế cao như gỗ rừng trồng, nhựa thông, hoa hồi, vỏ quế và hạt sở đều đạt sản lượng vượt kế hoạch. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt 875.365m³, tăng 91,2% so cùng kỳ năm 2024; nhựa thông thu hoạch hơn 450 tấn, hoa hồi 465 tấn, vỏ quế 2.757 tấn…

Đây chính là minh chứng cho việc ứng dụng công nghệ khai thác tiên tiến và tổ chức điều phối khai thác hợp lý, giúp cây rừng phát triển đúng chu kỳ, tránh đổ gãy trong mùa mưa bão. Đồng thời, tỉnh cũng đã thực hiện thanh lý 1.332,73ha rừng trồng thuộc sở hữu toàn dân bị thiệt hại do bão số 3 năm 2024 gây ra. Chương trình khoán bảo vệ rừng thuộc dự án mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, đã được giao cho 32 đơn vị với tổng diện tích 51.812,1ha rừng phòng hộ, đặc dụng và sản xuất.

Việc chuyển giao trách nhiệm bảo vệ cho các địa phương và tổ chức kinh tế đã góp phần tạo nên mạng lưới giám sát hiện trường chặt chẽ, giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật về lâm nghiệp. Song song đó, công tác chuyển mục đích sử dụng rừng luôn đảm bảo nguyên tắc và điều kiện theo quy định.

Bên cạnh đó, công tác quản lý giống cây lâm nghiệp cũng được chú trọng. Đến nay, toàn tỉnh có 206 cây trội, 0,06ha vườn giống và 3ha rừng giống chuyển hoá, phục vụ nghiên cứu và trồng rừng các loài chính, như thông nhựa, lim xanh, hồi, quế, giổi xanh…

Ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm và chủ rừng, hằng năm Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý rừng, theo dõi diễn biến rừng và kỹ thuật trồng cây gỗ lớn cho cán bộ và chủ rừng. Quảng Ninh đặt mục tiêu tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý bền vững, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng, nâng cao hiệu quả dịch vụ môi trường rừng và đa dạng hoá nguồn giống lâm nghiệp.

Đồng thời, tăng cường phối hợp liên ngành, phát huy vai trò chủ rừng và cộng đồng, nhằm xây dựng Quảng Ninh trở thành địa phương phát triển lâm nghiệp điển hình. Để bảo vệ, bảo tồn rừng, HĐND tỉnh Quảng Ninh ban hành Nghị quyết số 267/NQ-HĐND ngày 28/4/2025 phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với 36 dự án, công trình; trong đó 53,77ha là rừng tự nhiên (gồm 49,67ha quy hoạch rừng phòng hộ, 4,1ha quy hoạch rừng sản xuất) và 229,546ha rừng trồng quy hoạch rừng sản xuất.

Lực lượng chức năng tăng cường bảo vệ rừng.  

Ngoài ra, Chi cục Kiểm lâm tỉnh cũng đã thẩm định, trình tỉnh phê duyệt 2 hồ sơ phương án quản lý rừng bền vững. Quy trình thẩm định chặt chẽ đã góp phần cân bằng giữa nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chức năng phòng hộ, sản xuất của rừng. Chi cục cũng trình UBND tỉnh xem xét, quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với 12 dự án, công trình; chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế đối với 6 dự án.

Một trong những đột phá quan trọng là công tác thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng. Trong năm 2024, nguồn thu dịch vụ môi trường rừng đạt 5.340.897 nghìn đồng. Số tiền này đã được tạm ứng cho chủ rừng 3.930.021 nghìn đồng và chi cho quản lý 31.766 nghìn đồng, tạo động lực tài chính cho cộng đồng tham gia bảo vệ, phát triển rừng.

Siết chặt công tác quản lý, bảo vệ rừng là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường diễn biến ngày càng phức tạp. Bảo vệ rừng không chỉ nhằm duy trì đa dạng sinh học mà còn góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước, giảm thiểu thiên tai và ổn định sinh kế cho người dân sống gần rừng.

Trên thực tế, nhiều vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng đã bị ngành chức năng Quảng Ninh phát hiện và xử lý kịp thời nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng và chính quyền cơ sở. Tuy nhiên, để công tác bảo vệ rừng đạt hiệu quả lâu dài, tỉnh Quảng Ninh cần tăng cường đầu tư cho lực lượng kiểm lâm, đồng thời mở rộng các chương trình giao khoán rừng gắn với sinh kế bền vững cho người dân. Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ số trong giám sát tài nguyên rừng, xây dựng hệ thống dữ liệu rừng chính xác và cập nhật thường xuyên.

Đặc biệt, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân, nâng cao nhận thức, nhất là những người dân sống gần khu vực bìa rừng, từ đó bảo vệ, bảo tồn rừng lâu dài, hiệu quả.

 

 

Quỳnh Hương

 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline