Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 14:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Quảng Nam rà soát, đảm bảo an toàn hồ chứa thủy lợi mùa mưa lũ

Thứ năm, 26/09/2024 14:09

TMO - Mùa mưa lũ ở Quảng Nam thường bắt đầu từ tháng 9 hằng năm, nhằm giảm thiểu những thiệt hại trong mùa mưa lũ, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị quản lý an toàn hồ chứa thủy lợi, thủy điện, điều tiết nguồn nước, xác định vùng xung yếu để có phương án phòng tránh, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhà nước và nhân dân. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam cho biết, trên địa bàn tỉnh có 73 hồ chứa nước thủy lợi (22 hồ chứa nước lớn, 21 hồ chứa nước vừa, 20 hồ chứa nước nhỏ). Hiện nay, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam quản lý 17 hồ thủy lợi, còn lại là cấp huyện, xã quản lý 56 hồ. Kiểm tra an toàn các hồ chứa được các địa phương và ngành chức năng triển khai, nhằm duy trì khả năng điều tiết, vận hành giảm lũ cho hạ du khi xảy ra mưa bão.

Theo Chi cục Thủy lợi Quảng Nam, Sở NN&PTNT, các đơn vị liên quan đã kiểm tra, đánh giá hoạt động của 61/73 hồ chứa nước thủy lợi (12 hồ thủy lợi đang sửa chữa, nâng cấp). Qua đó phát hiện 6 đập bị thấm, trong đó có 3 hồ thủy lợi thấm nặng. Có 6 hồ thủy lợi bị biến dạng mái đập (sạt lở, trượt mái thượng, hạ lưu), trong đó có 3 mái đập bị biến dạng nặng (Hố Quốc, Vũng Tôm, Bà Xá). 

Ba hồ thủy lợi tràn xả lũ chưa được gia cố bằng bê tông hoặc đá xây (Dương Hòa, Hóc Hương, Vũng Tôm). Có 11 hồ thủy lợi bị xói lở thân tràn, đuôi tràn, tiêu năng (hồ thủy lợi Vũng Tôm bị nặng, 10 hồ bị nhẹ). Có 6 hồ thủy lợi hư hỏng thân cống (2 hồ bị nặng); có 3 hồ thủy lợi bị hỏng dàn van (1 hồ bị nặng). 

Trước mùa mưa lũ, ngành chức năng tỉnh đẩy mạnh công tác rà soát, đánh giá hiện trạng các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn. 

Trước tình trạng các hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh xuống cấp, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT Quảng Nam đã tranh thủ nguồn tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB) triển khai tiểu dự án sửa chữa, nâng cao an toàn đập (WB8). Ngành chức năng đã sửa chữa, nâng cấp các đập, tăng cường năng lực quản lý, vận hành an toàn đập cho 17 hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Nhiều hồ thủy lợi được sửa chữa, nâng cấp đập chính, đập phụ, đường quản lý, nhà quản lý, làm mới tràn xả lũ, sửa chữa cống lấy nước, lắp đặt thiết bị quan trắc... 

Tại huyện Đại Lộc, với 9 hồ chứa trên địa bàn UBND huyện giao cho các địa phương quản lý vận hành phục vụ nước tưới cho hơn 280ha đất sản xuất lúa. Ngoài 2 công trình hồ chứa lớn có dung tích toàn bộ từ 1 triệu đến 3 triệu mét khối gồm hồ Trà Cân (xã Đại Hiệp) và hồ Hố Chình (xã Đại Tân), 7 hồ chứa còn lại có chiều cao đập dưới 10m hoặc dung tích toàn bộ dưới 500 nghìn mét khối.

Chủ động đảm bảo an toàn đập hồ chứa trong mùa mưa lũ, UBND huyện Đại Lộc đã chỉ đạo đơn vị quản lý hồ chứa và các địa phương chuẩn bị đầy đủ vật tư, nhân lực ứng cứu kịp thời khi có sự cố xảy ra đối với công trình. Mỗi hồ chứa đều thành lập ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT& TKCN), đội xung kích từ 20 - 30 người, vật tư, vật liệu được chuẩn bị và tập kết sẵn trước mùa mưa lũ. Các thành viên được phân công nhiệm vụ cụ thể, thực hiện chế độ trực kiểm tra và chỉ đạo 24/24 giờ khi có bão lụt xảy ra.

Các xã có hồ chứa nước và các chủ đập được yêu cầu thường xuyên kiểm tra, đánh giá tổng thể thực trạng an toàn công trình thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn để đề xuất, báo cáo. Các chủ đập xây dựng phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đập tùy thuộc vào diễn biến tình hình của năm

Theo UBND huyện Duy Xuyên, trên địa bàn huyện có nhiều công trình thủy lợi lớn như đập Vĩnh Trinh, Thạch Bàn, hồ Phú Lộc..., dung tích mỗi hồ lên đến hàng triệu mét khối. Đối với những hồ lớn này, địa phương phối hợp với đơn vị quản lý thường xuyên theo dõi diễn biến, khả năng tích nước, nhất là lượng nước về hồ khi mùa mưa bắt đầu. Đối với hồ có dung tích nhỏ do địa phương quản lý, các đơn vị tăng cường công tác quản lý, giám sát, kịp thời xử lý khi có sự cố. Các địa phương cũng đã xây dựng phương án di dời dân đến nơi an toàn một cách nhanh nhất khi có sự cố về hồ đập, xác định vùng xung yếu, vùng thường xuyên chịu tác động của lượng nước đổ về từ thượng nguồn để chủ động phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.

UBND huyện Nam Trà My cho biết, là địa phương thường xuyên bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, UBND huyện có kế hoạch phòng tránh thiên tai rất sớm, xác định vùng xung yếu đến từng xã để chủ động phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Đối với các công trình xây dựng, huyện Nam Trà My yêu cầu các đơn vị phải đảm bảo an toàn vượt lũ, có kế hoạch và phương án bảo vệ tài sản một cách cụ thể để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Đối với dân sinh, ngoài việc thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức về phòng chống thiên tai. 

UBND tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn tỉnh, hạn chế thiệt hại trong mùa mưa bão. 

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Nam cho biết, từ tháng 9-11/2024 các cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới hoạt đông trên biển Đông, đề phòng có 1 đến 3 cơn xoáy thuận nhiệt đới có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương Quảng Nam tập trung từ tháng 10 đến tháng 11. Mưa lớn dự báo bắt đầu từ giữa tháng 9 và kết thúc khoảng giữa tháng 12, có từ 6 - 8 đợt mưa lớn diện rộng, tập trung vào tháng 10 đến giữa tháng 12.

Từ tháng 10 - 12/2024, mực nước trên các sông trên địa bàn tình có khả năng xuất hiện 3 - 5 đợt lũ, lũ chủ yếu tập trung vào tháng 10 và 11/2024. Đỉnh lũ lớn nhất năm trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa ở mức xấp xỉ báo động III đến trên báo động III; trên sông Thu Bồn ở mức trên báo động II đến trên báo động III; trên sông Tam Kỳ ở mức xấp xỉ báo động II đến báo động III. Thời gian xuất hiện lũ lớn nhất từ cuối tháng 10 đến cuối tháng 11 /2024. 

Theo đó, chủ động phòng chống và ứng phó kịp thời với những diễn biến bất thường của thời tiết, thiên tai năm 2024, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố kiện toàn ban chỉ huy phòng thủ dân sự các cấp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên chịu trách nhiệm điều hành, ứng phó sự cố đối với các tình huống thiên tai có khả năng xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều.

Kiện toàn lực lượng xung kích cấp xã, lực lượng quản lý công trình thủy lợi, đê điều; rà soát kế hoạch hiệp đồng lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn nhằm chủ động huy động khi có sự cố thiên tai xảy ra. Kiểm tra, trang bị bổ sung các phương tiện, thiết bị công cụ, dụng cụ, vật tư dự phòng nhằm đảm bảo ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng an toàn công trình thủy lợi, đê điều; qua đó tổ chức sửa chữa, khắc phục những hạng mục hư hỏng, xuống cấp nhằm đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị kiểm tra thực hiện công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá an toàn công trình thủy lợi trước mùa mưa, lũ của địa phương và Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam, báo cáo kết quả về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.../. 

 

 

Thu Thủy 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline