Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 11/05/2025 01:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Chủ nhật, 11/05/2025

Quảng Bình chủ động ứng phó với thiên tai mùa mưa bão

Thứ hai, 07/10/2024 08:10

TMO - Bước vào mùa bão lũ, tỉnh Quảng Bình chủ động các phương án phòng, chống thiên tai, đảm bảo an toàn cho người dân và công trình thủy lợi. 

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Bình, mùa mưa bão năm 2024 có khoảng 7-9 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông và có khoảng 5-7 cơn bão ảnh hưởng đến đất liền nước ta, ở mức xấp xỉ với trung bình nhiều năm, trong đó, khoảng 1-2 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Bình.  

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024, toàn tỉnh hiện có 164 điểm sạt lở, nguy cơ sạt lở núi, khu dân cư, bờ sông, bờ biển, trong đó 10 điểm có nguy cơ cao, đặc biệt nguy hiểm. Về hiện trạng các công trình hồ, đập thì có 35/151 hồ chứa hư hỏng, xuống cấp, cần nâng cấp, sửa chữa, trong đó 02 hồ không được phép tích nước là Dạ Lam và Hóc Chọ; các hồ chứa còn lại cơ bản bảo đảm an toàn.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 16 đập đang được triển khai thi công xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, hồ chứa nước; mực nước của các hồ chứa đạt khoảng 28% dung tích thiết kế. Đối với với công trình đê, kè, toàn tỉnh có hơn 280 km đê với 220 cống và 10 cống tràn qua đê, qua kiểm tra các điểm xung yếu đã được xử lý tạm thời, không có các điểm xung yếu có tính nguy cơ cao; có 09 công trình đê, kè đang thi công, trong đó 02 công trình là kè biển. 

Công tác chuẩn bị ứng phó trước mùa mưa bão đã được các sở ngành, địa phương, đơn vị, người dân thực hiện theo kế hoạch, phương án đã được phê duyệt gồm: Chủ động phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, lương thực, thực phẩm, nước uống để phòng, tránh, ứng phó các tình huống thiên tai. Riêng cấp tỉnh, Sở Công Thương đã xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu phòng chống thiên tai...

Bước vào mùa mưa bão, các ngành chức năng tỉnh Quảng Bình chủ động phương án ứng phó, hạn chế thiệt hại do thiên tai. 

Theo đánh giá của UBND tỉnh, Quảng Bình là tỉnh nằm trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, cộng thêm tình hình sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển diễn biến phức tạp đã đặt ra những yêu cầu cấp bách trong việc ứng phó với mưa bão. Do đó, lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị địa phương ngay từ bây giờ phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, sớm triển khai công tác chuẩn bị, ứng phó, phòng chống thiên tai, và tìm kiếm cứu nạn, quán triệt phương châm “4 tại chỗ” với mục tiêu giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ tính mạng, ổn định đời sống cho người dân.

Các địa phương cần tập trung quán triệt, thực hiện nghiêm túc các công điện của Chính phủ, UBND tỉnh về công tác phòng chống thiên tai; nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chỉ huy, điều hành ứng phó, phòng chống thiên tai, đặc biệt ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa; kiên quyết kêu gọi tàu thuyền, xà lan vào nơi tránh trú an toàn, hướng dẫn neo đậu, không để xảy ra thiệt hại do va đập, cháy nổ; tăng cường rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét, chủ động sơ tán, di dời sớm người dân đến nơi an toàn...

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cũng yêu cầu các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động triển khai phương án sơ tán người dân ở những nơi nguy hiểm đến nơi an toàn theo từng kịch bản, cấp độ thiên tai; thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn, giảm thiệt hại đối với lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản vùng ven biển, cửa sông; sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn các công trình, hệ thống đê, kè, cầu cống; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư tại chỗ để ứng phó khi cần thiết; làm tốt công tác truyền thông, kịp thời phản ánh tình hình thiên tai, mưa lũ, công tác chỉ đạo, ứng phó thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; đồng thời có phương án chủ động khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống của người dân sau thiên tai. 

Công tác rà soát, đảm bảo an toàn hồ đập được đẩy mạnh triển khai trước mùa mưa bão. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết, các đơn vị đang tích cực kiểm tra các khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu, nhà yếu trước gió bão; triển khai các phương án ứng phó với bão, mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất, chủ động sơ tán người dân, tài sản đến nơi an toàn (đặc biệt lưu ý các vị trí có nguy cơ sạt lở cao như đồi Phòng không xã Đức Hóa, sạt lở thôn 5 thị trấn Quy Đạt, thôn Rục xã Hồng Hóa…).

Các địa phương đẩy mạnh việc rà soát, kiểm tra và thanh thải vật cản dòng chảy trên sông, suối, nhất là ở các tràn xả lũ hồ chứa, khu vực quanh các cầu giao thông; chỉ đạo hệ thống truyền thanh cơ sở cập nhật về diễn biến thiên tai, mưa lớn để người dân biết, chủ động phòng tránh và ứng phó.

Tỉnh Quảng Bình cũng tập trung đảm bảo an toàn hệ thống giao thông, thủy lợi đê điều, nhất là các hồ chứa nhỏ, xung yếu. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư tại chỗ để thực hiện ứng phó khi cần thiết. Các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành có liên quan triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các công trình đang thi công, đặc biệt là Cao tốc Bắc Nam, Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch, kè biển Quảng Phúc; kè biển Nhật Lệ - Quang Phú, Dự án đường ven biển và cầu Nhật Lệ 2... chủ động triển khai các biện pháp an toàn cho công trình và người lao động.

Cùng với đó, UBND các huyện, thành phố, thị xã sẵn sàng triển khai kế hoạch, các địa điểm, khu vực sơ tán đối với dân cư, khách du lịch ở khu vực thấp, trũng, ven biển, cửa sông, nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất, nhất là khu vực có các sông, suối xuyên biên giới. Lên phương án, kế hoạch dạy và học đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên trước, trong, sau thiên tai.

Khi có tình huống bão, mưa lũ xảy ra tùy theo từng cấp độ để triển khai các phương án như: kêu gọi tàu thuyền tránh trú an toàn; sơ tán người dân ở những nơi nguy hiểm; nắm chắc thông tin về người dân đang còn ở trong rừng, kịp thời yêu cầu ra khỏi rừng hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn đề phòng lũ quét và sạt lở đất; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư để cứu hộ, cứu nạn và xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra; tổ chức, bố trí các lực lượng nhằm kịp thời xử lý đảm bảo thông tin liên lạc, giao thông trên các trục chính, điện, nước sản xuất, sinh hoạt.../.

 

Đức Thuận 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline