Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 08/09/2024 10:09

Tin nóng

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ nhật, 08/09/2024

Quần thể Cây Di sản ở đền Và (Sơn Tây)

Thứ năm, 29/02/2024 19:02

TMO - Vùng xứ Đoài xưa có đến hơn 200 điểm di tích thờ Đức Thánh Tản Viên với nhiều loại hình di tích như: Đình, đền, miếu. Gắn với đó là các lễ hội đặc sắc như: ở đình Tường Phiêu, Mông Phụ, Tây Đằng, đền Lăng Xương (Phú Thọ). Tuy nhiên, lễ hội Đền Và thị xã Sơn Tây là lễ hội lớn nhất, luôn thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia bởi nơi đây không chỉ là chốn tâm linh mà còn có quần thể cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Đền Và (hay còn gọi là Đông Cung) nằm trên một quả đồi thấp ở thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội, bao quanh là hàng trăm cây lim và các cây cổ thụ, bốn mùa xanh tươi; được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”, mang đậm bản sắc kiến trúc phương Đông, chung quanh là tường đá ong rêu phong. Đây là một cung trong tứ hành cung theo tứ trấn: Đông - Tây - Nam - Bắc của xứ Đoài thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn, vị thần đứng đầu trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia năm 1964. Đền Và hiện còn lưu giữ được ngọc phả và 18 đạo sắc phong Vua ban, ghi chép, ca ngợi công đức của Ngài.

Lễ hội đền Và được tổ chức theo Xuân Thu nhị kỳ, vào dịp tháng Giêng và tháng Chín hàng năm. Ngoài ra, định kỳ 3 năm một lần, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu đền Và tổ chức hội lớn với sự tham gia của 8 làng cùng thờ Đức Thánh Tản. Tâm điểm của lễ hội là lễ rước long ngai bài vị Tam vị Đức Thánh Tản qua sông Hồng sang đền Ngự Dội (là nơi theo truyền thuyết Đức Thánh Tản Viên đã tắm).

Nâng cao giá trị cảnh quan môi trường

Trong khuân viên đền Và hiện có rất nhiều cây cổ thụ, đặc biệt là lim. Những cây lim nơi đây tồn tại hàng trăm năm, đường kính lớn, có những cây phải 2 đến 3 người ôm mới xuể. Lim là giống gỗ quý thuộc hàng tứ thiết, sắc tía đen, rắn chắc như đá. Người dân bản địa cũng như khách thập phương khi tới chiêm bái, lễ Thánh tại đền Và luôn có ý thức gìn giữ cây, do đó rừng lim được bảo vệ nghiêm ngặt. Ngoài ra, rừng lim cổ thụ này còn rất gần gũi với đời sống tinh thần của người dân nơi đây, tạo nên nét đẹp hài hòa về cảnh quan, giữ gìn môi trường sinh thái, tôn vinh thêm giá trị lịch sử của khu di tích.

Với những giá trị to lớn về mặt cảnh quan, đa dạng sinh học, môi trường, năm 2016, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam ban hành Quyết định công nhận quần thể 90 cây cổ thụ trong khuân viên đền Và là Cây Di sản Việt Nam. Trong đó có 2 cây ngọc lan, 2 cây đại, số còn lại đều là lim. Lễ đón Bằng công nhận và gắn biển Cây Di sản Việt Nam được UBND thị xã Sơn Tây long trọng tổ chức vào ngày 15/10/2016.

Trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007, loài lim xanh, tên khoa học Erythrophloeum fordii Oliver là loài đang nguy cấp, quý hiếm cần phải bảo tồn. Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp quý hiếm thì lim xanh là loài được xếp trong nhóm thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Lim xanh hay còn được gọi là “thiết lim”, là một trong những loài cây bản địa của Việt Nam có chất lượng gỗ cao. Loài này ngày một quý hiếm bởi nạn khai thác quá mức và phá rừng.

Theo các tài liệu trước đây, lim xanh mọc tập trung ở các tỉnh vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và biên giới cực nam của loài cây gỗ quí này là tỉnh Quảng Nam. Nhưng gần đây đã phát hiện Lim xanh còn có ở Quảng Ngãi, Bình Định, và Bình Thuận. Các tỉnh có nhiều lim xanh nhất là: Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Tây cũ – nay là Hà Hội, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam.

Cây phân bố trên nhiều loại đất có nhiều nguồn gốc khác nhau như: sa thạch, phiến thạch sét, gnai, mica sit, poóc phia... có thành phần cơ giới từ cát pha, sét nhẹ, sét trung bình đến sét nặng. Cây thích hợp nhất với đất sâu, dày, ẩm; nhưng cũng mọc được ở các loại đất thoái hoá với tầng đất mỏng, độ ẩm không cao, tuy vậy cây sinh trưởng kém.

 

 

PHẠM DUNG (Ảnh: Q. Tuấn)

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline