Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 23/02/2025 18:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Chủ nhật, 23/02/2025

Phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển

Thứ sáu, 29/07/2022 14:07

TMO - Thời gian qua, nhằm khai thác hiệu quả nguồn lợi từ hệ sinh thái biển, tỉnh Bình Định đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng ven biển gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái tại khu vực này.

Tỉnh Bình Định có bờ biển dài 134 km với nhiều hệ sinh thái đặc trưng như thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rạn san hô….Trong đó, đầm Thị Nại là vùng đất ngập nước có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài thủy sinh, chim nước có tính điển hình và đại diện.  Đây là khu vực với hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, không chỉ giữ vai trò điều hòa khí hậu, thoát nước, là nơi sinh sống của nhiều loài chim, thủy sản mà còn là nơi mưu sinh của hàng ngàn hộ dân...

Theo số liệu điều tra thống kê năm 2020 của Sở TN&MT qua dự án “Điều tra, thống kê định kỳ các hệ sinh thái, các loài động vật, thực vật đặc hữu, có giá trị khoa học, kinh tế hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng tại đầm Thị Nại, đầm Trà Ổ”, ghi nhận tại đầm Thị Nại có 141 loài thực vật, 11 loài chim, 7 loài thú, 5 loài bò sát, 101 loài cá và 187 loài động vật không xương sống. Về các loài có giá trị kinh tế, đã xác định ở đầm Thị Nại có 211 loài. Căn cứ theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007, đầm Thị Nại có 1 loài nguy cấp, 10 loài sẽ nguy cấp và 1 loài ít bị đe dọa. 

Đầm Thị Nại là vùng đất ngập nước có tính đa dạng sinh học cao tại tỉnh Bình Định. Ảnh: Dũng Nhân 

Những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản ven bờ của tỉnh Bình Định suy giảm mạnh. Để khôi phục nguồn lợi thủy sản ven bờ, Chi cục Thủy sản Bình Định tập trung tuyên truyền Luật Thủy sản 2017 đến với ngư dân; tăng cường kiểm tra, xử lý những trường hợp đánh bắt thủy sản bằng hình thức tận diệt. Đồng thời, vừa phát triển du lịch, tạo sinh kế cho người dân. Thời gian qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã quy hoạch, hướng dẫn phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường.

Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định, diện tích rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh (tính đến 12/2021) là 88,11 ha. Khu vực trồng rừng ngập mặn tập trung ở vùng bãi triều ven đầm Thị Nại (thuộc các xã Phước Hòa, Phước Sơn, Phước Thuận của huyện Tuy Phước; phường Nhơn Bình thuộc thành phố Quy Nhơn) và đầm Đề Gi (thuộc xã Mỹ Chánh của huyện Phù Mỹ và xã Cát Khánh thuộc huyện Phù Cát). 

Để bảo vệ những cánh rừng ngập mặn nói riêng, hệ sinh thái tự nhiên và mặt nước khu vực rừng ngập mặn nói chung, thời gian qua tỉnh Bình Định kiên quyết xử lý các trường hợp lấn chiếm, tác động đến rừng. Theo Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn giai đoạn 2021 - 2025, Sở NN&PTNT giao Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức trồng mới thêm 10 ha rừng ngập mặn ở các khu vực còn trống, các bờ bao…

Bình Định tăng cường công tác quản lý bảo vệ, phát triển diện tích rừng ngập mặn ven biển với đa dạng sinh học cao 

Đồng thời, phối hợp với các hộ dân được giao khoán bảo vệ rừng thực hiện chăm sóc, bảo vệ rừng. Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với các trung tâm dịch vụ nông nghiệp ở các địa phương có rừng ngập mặn triển khai một số mô hình nuôi trồng thủy sản tổng hợp kết hợp với bảo vệ rừng ngập mặn. 

Trong thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tăng cường triển khai công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Trong đó, xác định các nhiệm vụ, dự án về bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển, ven biển; ban hành Quyết định số 4383/ QĐ-UBND  thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển và triển khai cắm mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn tỉnh, nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu bảo vệ cảnh quan và hệ sinh thái vùng bờ, giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Tỉnh đã triển khai các hoạt động điều tra sơ bộ về tài nguyên, đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển, để từ đó đề xuất và triển khai các giải pháp quản lý, bảo vệ, góp phần phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển, nhất là hoạt động du lịch sinh thái biển.

Người dân Quy Nhơn thả phao tiêu khu vực khoanh vùng để bảo vệ san hô

Đồng thời đã triển khai một số dự án: Dự án Quản lý, bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô vùng ven bờ gắn với phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại các xã Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu và phường Ghềnh Ráng, thuộc TP Quy Nhơn; dự án Nâng cao năng lực quản lý và ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng địa phương, xây dựng mô hình cộng đồng thu gom, phân loại, xử lý nhằm giảm thiểu rác thải nhựa tại các xã, phường ven biển thuộc Vịnh Quy Nhơn, do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ...

Thực hiện Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong năm 2022, Sở TN&MT tiến hành lập dự án thành lập Khu dự trữ thiên nhiên đầm Thị Nại, tạo cơ sở pháp lý trình UBND tỉnh thành lập Khu dự trữ thiên nhiên đầm Thị Nại với mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái và các loài động vật quý hiếm tại đầm Thị Nại - một hệ sinh thái đất ngập nước ven biển quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái biển.

Ngoài ra, địa phương tiếp tục công tác điều tra, đánh giá hệ sinh thái đầm Đề Gi, qua đó phân tích, đánh giá các tác động ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái đất ngập nước ven biển nhằm xây dựng kế hoạch quản lý, bảo tồn phù hợp nhất cho địa phương.

Bên cạnh việc quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, không để xảy ra hiện tượng đánh bắt quá mức, ngăn chặn đánh bắt cá bằng chất nổ, xung điện…, các đơn vị của tỉnh tiếp tục phối hợp triển khai có hiệu quả phong trào toàn dân tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại 31 xã, phường ven biển. Công tác bảo vệ, phục hồi và phát triển diện tích rừng ngập mặn và rừng phòng hộ ven biển đang rất được chú trọng. Hiện nay diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch chức năng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và phòng hộ chắn sóng, lấn biển trên địa bàn tỉnh là hơn 1.940 ha. 

 

 

Hoàng Quân 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline