Hotline: 0941068156

Thứ tư, 24/04/2024 04:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ tư, 24/04/2024

Phát triển rừng bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng

Thứ ba, 26/07/2022 08:07

TMO - Là địa phương có diện tích rừng lớn nhất cả nước, những năm qua tỉnh Nghệ An triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng trên địa bàn tỉnh. Từ đó nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, gia tăng sản lượng khai thác gỗ hàng năm, góp phần ổn định đời sống cho người dân.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Nghệ An có diện tích rừng lớn nhất cả nước với trên 1.160.000 ha rừng, phong trào trồng rừng khá mạnh, hàng năm trồng mới được 15.000 - 19.000 ha, sản lượng khai thác rừng trồng hàng năm đạt 1.659.000 m3. Chế biến dăm gỗ đạt 700.000 - 1.000.000 tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 110 - 130 triệu USD.

Tỉnh Nghệ An đang triển khai nhiều giải pháp nhằm hướng đến mục tiêu phát triển rừng bền vững 

Thời gian qua, tỉnh Nghệ An đang quyết liệt triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng vốn rừng, phát triển bền vững từ rừng. Theo đó, địa phương này tập trung phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC, áp dụng các biện pháp thâm canh, sử dụng giống chất lượng cao để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng rừng trồng và đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cả nước và trên thế giới.

Đồng thời, xây dựng phương án quản lý rừng bền vững. Kết quả, đã có 24/24 chủ rừng là tổ chức được phê duyệt đề cương xây dựng phương án; 5 chủ rừng là tổ chức được UBND tỉnh phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững.

Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm, từ đầu năm 2022 đến nay, toàn tỉnh Nghệ An đã có 10.288 ha rừng được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) trên tổng số 170.000 ha rừng nguyên liệu, nhằm nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp.

Trong đó, xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững 2.886 ha rừng keo, huyện Thanh Chương 3.763 ha rừng keo, doanh nghiệp trồng rừng Lê Duy Nguyên (thị xã Hoàng Mai) 820 ha, huyện Yên Thành 1.980 ha. Ngoài ra mới đây, huyện Quế Phong được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho 837,2 ha lùng.

Nhiều diện tích rừng được cấp chứng chỉ rừng bền vững đảm bảo quá trình tiêu thụ cho người trồng rừng. Ảnh: Phương Cường 

Theo đánh giá của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, việc được cấp Chứng chỉ rừng bền vững sẽ có lợi ích là người dân thu hoạch rừng gỗ lớn, tăng giá trị kinh tế, đặc biệt là được các doanh nghiệp ký kết bao tiêu sản phẩm với giá cả ổn định.

Thời gian tới, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục tiến hành thủ tục để cấp chứng chỉ FSC cho trên 13.000 ha rừng keo ở các huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Yên Thành, Con Cuông, Đô Lương…

Thời gian qua, việc trồng rừng nguyên liệu, khai thác chế biến lâm sản của tỉnh Nghệ An vẫn còn những khó khăn, hạn chế: Rừng nguyên liệu gỗ nhỏ chiếm phần lớn, chưa có nhiều diện tích được cấp chứng chỉ rừng FSC, các doanh nghiệp, nhà đầu tư được phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu nhưng chậm hoặc không triển khai.

Để ngành chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phát triển tương xứng tiềm năng, Nghệ An đưa ra các giải pháp từ năm 2020 đến 2025: Nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường. Phát triển nghề rừng, kinh tế rừng theo chuỗi từ quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, khai thác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị lâm sản hàng hóa.

Địa phương nâng cao chất lượng vùng rừng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu cho ngành chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ 

Phát triển 283.562 ha rừng nguyên liệu gỗ (khai thác, trồng lại 145.526 ha; trồng mới 129.559 ha; cải tạo rừng tự nhiên 8.477 ha). Bảo vệ khai thác tốt 106.698 ha rừng tre, nứa, lùng tự nhiên. Rà soát, xây dựng, bổ sung quy hoạch chế biến lâm sản tỉnh Nghệ An. Đánh giá quy hoạch vùng nguyên liệu cho các nhà đầu tư. Xác định lựa chọn nhà máy chế biến, lĩnh vực trọng điểm để ưu đãi, hỗ trợ đầu tư.

Ngoài ra, để nâng cao giá trị rừng, phát triển rừng bền vững, địa phương sẽ tổ chức các chương trình đối thoại, gặp gỡ doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, hiệp hội doanh nghiệp tỉnh để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, xúc tiến thương mại, giới thiệu cơ hội đầu tư... 

Thời gian tới, địa phương này sẽ thành lập Hội chế biến gỗ và lâm sản Nghệ An làm cầu nối liên kết các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh và cả nước. Phấn đấu đưa Nghệ An trở thành trung tâm chế biến gỗ lâm sản ngoài gỗ lớn nhất Bắc Trung Bộ.

 

 

Đức Mạnh 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline