Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 18:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Phát triển du lịch xanh, thân thiện với môi trường

Thứ năm, 13/04/2023 12:04

TMO - Tỉnh Đồng Tháp nhận thấy được tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng theo hướng xanh và bền vững nên thời gian qua đã xác định chọn du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch nông nghiệp là hướng phát triển chính của tỉnh.

Tỉnh Đồng Tháp đẩy mạnh việc xây dựng và cơ cấu lại sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu du khách, trong đó chú trọng du lịch nông nghiệp, sinh thái. Địa phương này đang chú trọng xây dựng và cơ cấu lại sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu du khách, trong đó chú trọng du lịch nông nghiệp, tận hưởng sinh thái, trải nghiệm các sản phẩm nông nghiệp; khai thác giá trị cảnh quan thiên nhiên của Vườn quốc gia Tràm Chim, Làng hoa Sa Đéc, cây sen và các sản phẩm từ sen.

Hiện nay, các huyện như: Tháp Mười, Cao Lãnh, thành phố Sa Ðéc... đang tận dụng tối đa không gian mênh mông sông nước cùng những cánh đồng lúa, đồng sen trải dài, những vườn xoài xanh mát phục vụ du lịch một cách hiệu quả. Đến cuối năm 2022, UBND tỉnh phê duyệt thêm 70 địa điểm mới vào quy hoạch, tạo điều kiện hỗ trợ các điểm này mạnh dạn chuyển đổi từ mô hình kinh tế nông nghiệp thuần túy sang phát triển du lịch nông nghiệp.

Với lợi thế là tỉnh nông nghiệp, với gần 70% dân số sinh sống ở nông thôn, có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, tỉnh Đồng Tháp còn sở hữu các trị về lịch sử, văn hóa bản địa, ẩm thực đặc trưng Nam Bộ... là những lợi thế để tỉnh phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Du lịch cộng đồng bước đầu góp phần đa dạng hóa, làm phong phú sản phẩm, tăng thêm sự lựa chọn cho du khách khi tìm hiểu, trải nghiệm, khám phá vẻ đẹp của con người và văn hóa Đồng Tháp.

Tỉnh Đồng Tháp đang khai thác thế mạnh nông nghiêp, phát triển du lịch cộng đồng gắn bó mật thiết với nông nghiệp, nông thôn. 

Huyện Cao Lãnh đang đẩy mạnh phát triển du lịch từ vườn xoài. Khách du lịch được trực tiếp giới thiệu mô hình "Cây xoài nhà tôi," trực tiếp trải nghiệm các công đoạn chăm sóc xoài như xới đất, tỉa cành, bao trái, tham gia thu hoạch xoài, đóng gói xoài xuất khẩu…Du khách còn được thưởng thức những món ăn bình dị gắn với cuộc sống của người dân Nam Bộ như cá lóc nướng trui, ốc nướng, ốc hấp tiêu, mắm kho, gà nướng, cá rô kho tộ…

Huyện Lai Vung cũng đồng thời xây dựng và triển khai mô hình tham quan vườn cam, vườn quýt. Là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp, huyện Lai Vung có hệ thống vườn quýt hồng, cam xoàn trĩu quả, cho trái quanh năm. Giờ đây, nông dân ở Lai Vung không chỉ sản xuất cam, quýt mà còn mạnh dạn mở ra các khu, điểm du lịch nông nghiệp thu hút du khách đến tham quan ngày một tăng. Hiện có 9 điểm tham quan vườn quýt hồng, cam xoàn đang khai thác phục vụ khách tham quan du lịch... 

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ðồng Tháp cho biết, làm nông nghiệp kết hợp phát triển du lịch cho thu nhập gấp 1,5 lần so với làm nông nghiệp đơn thuần. Ðây cũng là giải pháp tối ưu giúp tận dụng lao động nông nhàn, gia tăng thu nhập, gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và giữ gìn, bảo tồn văn hóa truyền thống. Tại tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2016-2021, các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đã tổ chức đón tiếp và phục vụ hơn 4 triệu lượt khách, tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 486 tỷ đồng.

Trong năm 2023, tỉnh Đồng Tháp xác định tập trung phát triển loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch trang trại, thân thiện với môi trường, gia tăng trải nghiệm cho khách. Cũng trong năm nay, Đồng Tháp xây dựng tour du lịch tuyến biên giới Tân Hồng - Hồng Ngự; tiếp tục hoàn thiện chất lượng tour dỡ chà đãi bạn thành phố Cao Lãnh, tour du lịch trải nghiệm nông nghiệp huyện Cao Lãnh, tour Làng nghề chiêu Định Yên. Đặc biệt, tỉnh xây dựng chuyên mục ẩm thực sen và thực hiện chuyên trang ẩm thực sen để quảng bá các món ăn chế biến từ sen. Các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, homestay, farrmstay, khu, điểm du lịch đưa vào phục vụ các món ăn chế biến từ sen Đồng Tháp.

Tỉnh tiếp tục nâng chất lượng các Chương trình du lịch trải nghiệm mùa nước nổi tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, Chương trình du lịch trải nghiệm một ngày làm nông dân ở Xẻo Quít, Chương trình du lịch trải nghiệm mỗi ngày một nghề tại thành phố Sa Đéc, Chương trình du lịch đi trong màu xanh của vườn trái cây đặc sản (quýt hồng Lai Vung, xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành…). 

Trải nghiệm du lịch tại các vườn cây ăn quả đặc sản như quýt Lai Vung, xoài Cao Lãnh... đang được các địa phương triển khai. Ảnh:PA. 

Năm 2022, Đồng Tháp đón trên 3,5 triệu lượt khách với tổng doanh thu trên 1.600 tỷ đồng. Trong quý I/2023, ngành du lịch tỉnh đón hơn 950.000 lượt khách với tổng doanh thu trên 400 tỷ đồng. Đây là cơ sở để tỉnh phấn đấu đạt mục tiêu thu hút 3,8 triệu lượt khách trong năm 2023 với doanh thu hơn 1.800 tỷ đồng. Thời gian qua, Đồng Tháp quyết tâm thực hiện chủ trương phát triển kinh tế phải hài hòa với thiên nhiên, phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững. Phát triển du lịch theo xu hướng tăng trưởng xanh sẽ giúp cho người dân đảm bảo cuộc sống gắn với sinh kế vốn có trên chính vùng đất của họ, từ đó kinh tế ổn định và bền vững hơn.

Hiện nay, phát triển du lịch xanh góp phần thu hút du khách, vừa bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa và giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hướng đến tăng trưởng xanh, phát triển du lịch gắn với các ngành kinh tế khác. Vì vậy, nhiều tỉnh, thành trong nước đã rất chú trọng đến phát triển du lịch xanh, xem đây là xu thế tất yếu, là lợi thế trong chiến lược phát triển du lịch. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã khẳng định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội...

 

 

Bích Ngọc 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline