Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 05:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Phát triển du lịch theo hướng “xanh”

Thứ hai, 27/03/2023 08:03

TMO – Do địa hình trũng, thấp, vùng đồng bằng sông Cửu Long rất phù hợp với phát triển du lịch sinh thái (miệt vườn, sông nước), du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa lễ hội.

Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, các chuyên gia cho rằng, nên ưu tiên phát triển du lịch biển, đảo, chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc. Đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch chăm sóc sức khỏe…

(Ảnh minh hoạ)

Bên cạnh đó, tạo nhiều sản phẩm du lịch nổi bật, khác biệt, đặc sắc, có sức cuốn hút mạnh để nâng cao uy tín thương hiệu điểm đến Việt Nam. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số đồng bộ trong ngành du lịch và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển du lịch trên cơ sở chủ động, có chiến lược, kế hoạch toàn diện và linh hoạt để ứng phó kịp thời và hiệu quả với rủi ro, khủng hoảng, tạo nền tảng cho phát triển bền vững ngành du lịch trong bối cảnh mới.

Về phân bố không gian phát triển hệ thống du lịch quốc gia theo vùng, theo các chuyên gia, vùng Trung du miền núi phía Bắc phù hợp với du lịch về nguồn, du lịch cộng đồng; du lịch sinh thái núi; hồ thủy điện; du lịch địa chất…Vùng đồng bằng sông Hồng phù hợp với phát triển du lịch văn hóa gắn với nền văn minh lúa nước; du lịch biển; du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; du lịch biên giới…

Đối với vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung phù hợp với du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa; du lịch hang động; du lịch về nguồn…Vùng Tây Nguyên phù hợp với du lịch văn hóa dân tộc Tây Nguyên; du lịch sinh thái cao nguyên; du lịch địa chất; du lịch nông nghiệp công nghệ cao…Vùng Đông Nam Bộ phát triển du lịch du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch cuối tuần…Vùng đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với du lịch sinh thái (miệt vườn, sông nước); du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa lễ hội.

 

 

Lý Lan

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline