Hotline: 0941068156

Thứ năm, 08/05/2025 11:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ năm, 08/05/2025

Phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn

Thứ tư, 07/05/2025 14:05

TMO - Tỉnh Lào Cai sẽ phát triển đa dạng các loại hình du lịch tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn như: Du lịch sinh thái, mạo hiểm, nghỉ dưỡng, cộng đồng... qua đó xây dựng Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, chuyên nghiệp, có thương hiệu.

UBND tỉnh Lào Cai vừa phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hoàng Liên - Văn Bàn, giai đoạn 2022 – 2030. Phạm vi thực hiện đề án trên diện tích 24.718,23 ha do Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn quản lý và toàn bộ diện tích vùng đệm của Khu Bảo tồn trên địa bàn 10 xã: Nậm Xé, Nậm Xây, Minh Lương, Dương Quỳ, Thẳm Dương, Nậm Chày, Nậm Tha, Khánh Yên Hạ, Khánh Yên Trung, Liêm Phú (huyện Văn Bàn). 

Tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu trong giai đoạn 2022 - 2030, đề án phấn đấu đạt các chỉ tiêu phát triển: Thu hút được ít nhất 3 nhà đầu tư thực hiện liên doanh, liên kết hoặc thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái. Thu hút được ít nhất 10.000 lượt khách/năm (khách quốc tế tối thiểu chiếm 25%, khách nội địa 75%); tỷ lệ du khách lưu trú qua đêm chiếm hơn 30%; tổng thu từ hoạt động du lịch sinh thái hàng năm ước đạt 10 tỷ đồng, trong đó nguồn thu từ cho thuê môi trường rừng hàng năm đạt ít nhất 200 triệu đồng; tạo việc làm cho hơn 300 lao động (trực tiếp và gián tiếp).

Phấn đấu đưa du lịch sinh thái trở thành một trong những nguồn thu chính, khẳng định vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển ở địa phương. Đến năm 2030 định vị thương hiệu du lịch sinh thái Khu BTTN Hoàng Liên - Văn Bàn trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế; hình thành sản phẩm đặc trưng, loại hình du lịch đặc thù có sức hấp dẫn và tính cạnh tranh cao của Khu Bảo tồn. Gia tăng sự hài lòng của du khách, thu hút khách trở lại nhiều lần với những trải nghiệm khác biệt.

Tại Khu BTTN Hoàng Liên - Văn Bàn phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Trong đó, du lịch mạo hiểm: Khai thác các loại hình du lịch khám phá cảm giác mạnh như chinh phục đỉnh Sinh Cha Pao, Nam Kang Ho Tao, Hố Mít; Check in cây di sản; khám phá rừng lùn ở độ cao trên 2.000 m; ngăm cảnh, chụp ảnh hay tắm thác Bay, thác Sáu tầng, thác Ba tầng để trở thành là các điểm đến thú vị với những du khách ưa mạo hiểm và thích trải nghiệm, khám phá thiên nhiên.

Du lịch nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe - chữa lành (Wellness tourism): Khu BTTN Hoàng Liên - Văn Bàn có những điều kiện tự nhiên thuận lợi như: Cảnh quan ngoạn mục, khí hậu ôn hòa, không khí trong lành, yên tĩnh, tránh xa sự ổn ào, náo nhiệt của các trung tâm kinh tế và nguồn tri thức bản địa chứa đựng nhiều bài thuốc, nhiều loại dược liệu quý giá của người Dao đỏ, người Tày... để thu hút du khách trải nghiệm nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, phục hồi sức khỏe.

Tỉnh Lào Cai phát triển đa dạng các loại hình du lịch tại Khu BTTN Hoàng Liên - Văn Bàn (Ảnh minh họa). 

Du lịch nghiên cứu khoa học - khám phá thiên nhiên: Với diện tích rừng rộng lớn, đa dạng các kiểu địa hình, các kiểu thảm thực vật, đa dạng các loài động, thực vật, nên loại hình du lịch khám phá kết hợp học tập, nghiên cứu chuyên để tại Khu BTTN Hoàng Liên - Văn Bàn rất có lợi thế để phát triển. Đối tượng hướng đến loại hình này là các bạn học sinh, các sinh viên các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thích khám phá thiên nhiên và các hoạt động nghiên cứu tại khu bảo tồn.

Du lịch cộng đồng: Vùng đệm Khu BTTN Hoàng Liên - Văn Bàn có nhiều dân tộc người Tày, Dao, Mông (Đặc biệt là người Mông xanh, duy nhất chỉ có ở Văn Bàn). Các cộng đồng người dân tộc nơi đây vẫn gìn giữ được cơ bản các nét văn hóa và sinh hoạt truyền thống có thể khai thác cho du lịch cộng đồng. Phát triển du lịch cộng đồng tại những thôn bản sẽ tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. 

Ngoài các loại hình du lịch kể trên, Khu BTTN Hoàng Liên - Văn Bàn có thể phát triển thêm các loại hình du lịch như du lịch tìm hiểu văn hóa - lịch sử và con người, du lịch làng nghề, du lịch ẩm thực. Khu BTTN Hoàng Liên - Văn Bản sẽ phối hợp cùng Chính quyền địa phương tổ chức thực hiện các loại hình du lịch này để kết nối với du lịch sinh thái của khu bảo tồn. Phát triễn đa dạng các loại hình du lịch góp phần quan trọng để tạo ra nhiều hơn các sản phẩm du lịch nhằm mang đến đa dạng sự lựa chọn và trải nghiệm cho khách du lịch. 

Để đảm bảo mục tiêu phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, UBND tỉnh yêu cầu: Công trình xây dựng phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bảo đảm không làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và cảnh quan tự nhiên của khu rừng; phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Trong Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ được lập các tuyến đường mòn, đường cáp trên không, đường cáp ngầm dưới mặt đất, Trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân, biển chỉ dẫn bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái. Trong Phân khu phục hồi sinh thái chỉ được lập các tuyến đường bộ phù hợp nhưng tối đa không vượt quá quy mô đường cấp IV miền núi, trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân, biển chỉ dẫn, đường cáp trên không, đường cáp ngầm dưới mặt đất, cầu dành cho người đi bộ ở khu rừng ngập nước. 

Trong Phân khu dịch vụ hành chính được xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh bảo đảm các nguyên tắc sau đây Chỉ được xây dựng các công trình ở những nơi đất trống, trảng cỏ, đất có cây bụi không có khả năng tự phục hồi; Chịu trách nhiệm bảo vệ, bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng trên diện tích tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của chủ rừng. 

Không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hóa. Vật liệu xây dựng các công trình du lịch sinh thái: Ưu tiên lắp dựng các căn nhà bằng vật liệu Lắp ghép gỗ Composit, khung thép tiền chế thân thiện với môi trường và đa dạng sinh học. Ngoại trừ một số công trình sử dụng kết cấu bê tông cốt thép.../.

 

 

Dương Hằng 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline