Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 01:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

Phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm điều bền vững

Thứ tư, 28/02/2024 13:02

TMO - Hiệp hội Điều Việt Nam khẳng định, Việt Nam và các nước sản xuất điều cần chủ động định hình lại chuỗi cung ứng điều toàn cầu, tìm tiếng nói chung, liên kết với nhau giải quyết những bất ổn, duy trì sự phát triển ổn định, bền vững của ngành.

Trong khuôn khổ Hội nghị Điều quốc tế Việt Nam lần thứ 13 diễn ra tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (từ ngày 26-28/2) Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết: Năm 2022, 2023, chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có ngành điều đang dần hồi phục sau đại dịch thì lại bị tác động lớn từ cuộc xung đột Nga- Ukraine; Israel-Hamas và lạm phát cao trên toàn cầu. Theo đó, giá điều nhân xuất khẩu của Việt Nam vốn đã giảm nhiều trong những năm trước, lại tiếp tục giảm xuống thấp trong năm 2023. Giá điều nhân của các nước sản xuất lớn khác như: Ấn Độ, Bờ Biển Ngà, Brazil cũng giảm mạnh. Trong khi đó, giá điều thô tuy cũng giảm, nhưng mức giảm chậm hơn nhiều so với điều nhân mặc dù sản lượng điều thô tăng mạnh. Nguyên nhân không chỉ ở sự tranh mua đầu vụ của các nhà chế biến mà còn là do một số nước quy định giá xuất khẩu tối thiểu; áp thuế và nhiều loại phí đối với điều thô xuất khẩu.

Giá thành cao hơn giá bán đã khiến cho hầu hết các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều nhân Việt Nam và các nước bị thua lỗ hoặc không có lợi nhuận. Không ít nhà chế biến đã phải tạm dừng hoạt động hoặc giảm sản lượng. Nguy cơ đóng cửa hàng loạt đang cận kề. Trong khi đó, Việt Nam là trung tâm của chuỗi cung ứng ngành điều toàn cầu vì nhập khẩu tới gần 65% sản lượng điều thô của thế giới và chiếm gần 80% lượng điều nhân xuất khẩu. Do vậy, nếu xảy ra tình trạng đóng cửa hàng loạt các nhà máy chế biến, chuỗi cung ứng hạt điều toàn cầu sẽ bị đứt gãy dẫn tới điều nhân trên thị trường bị thiếu hụt và điều thô sẽ dư thừa. Như vậy, sẽ gây ra thiệt hại chung cho toàn chuỗi cung ứng hạt điều và dẫn tới nhiều hệ lụy, mà nguy cơ lớn nhất là nông dân ở nhiều quốc gia sẽ bỏ bê cây điều do không tiêu thụ được điều thô. Nếu nông dân thờ ơ với cây điều, sẽ ảnh hưởng rất lớn về lâu dài tới chuỗi cung ứng hạt điều toàn cầu.

Các chuyên gia nhận định, nhu cầu tiêu thụ hạt điều tại nhiều thị trường đã có sự cải thiện kể từ cuối năm 2023, mở ra triển vọng sáng hơn cho xuất khẩu điều của Việt Nam trong năm 2024. 

Trước những thách thức trên, năm 2023, ngành điều Việt Nam đã lập một kỷ lục mới, xuất khẩu hơn 645.300 tấn điều nhân, tăng 24,33% so với 2022, đạt giá trị hơn 3,5 tỷ USD. Đây là kỷ lục mới trong lịch sử ngành điều Việt Nam (năm 2021, lượng điều nhân xuất khẩu đạt 609.260 tấn). Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong tháng 1/2024 đạt 65.142 tấn, giá trị khoảng 351 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu của Việt Nam tăng 139% về lượng và tăng 126% về giá trị. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong các mặt hàng nông sản.

Mặc dù ngành điều Việt Nam nhanh chóng phục hồi sau khi tăng trưởng âm cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trong năm 2022, thế nhưng, Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, sau con số kỷ lục ấy có nhiều vấn đề đang là mối nguy cơ lớn đối với ngành điều Việt Nam cũng như đối với ngành điều toàn cầu.

Cụ thể, đó là sự tăng trưởng nóng của ngành chế biến điều Việt Nam đã dẫn đến tình trạng giành mua điều thô, tranh bán điều nhân, đẩy giá điều thô tăng rất cao trong khi giá nhân điều lại giảm sâu, khiến nhiều nhà chế biến thua lỗ. Vấn đề cảnh báo của khách hàng về an toàn thực phẩm đối với điều nhân sơ chế của nước ta gia tăng. Hiệp hội Điều Việt Nam đã nhận được văn bản chính thức từ hai khách hàng lớn ở châu Âu và Mỹ cảnh báo về việc chất lượng hạt điều Việt Nam giảm. Trong đó, nổi lên vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, côn trùng và tạp chất.

Ở thị trường thế giới, sự tăng trưởng nóng về diện tích và sản lượng điều thô ở một số nước chưa có dấu hiệu dừng lại, trong khi công nghiệp chế biến ở các nước này chưa phát triển. Thông tin từ Hội đồng Hạt quả khô Quốc tế (INC), hiện quốc gia có diện tích và sản lượng điều thô dẫn đầu thế giới hiện nay là Bờ Biển Ngà, từ 680.000 tấn/năm đã tăng lên 1,25 triệu tấn/năm. Hay sản lượng điều thô của Campuchia cũng đã tăng từ 200.000 tấn/năm, lên 650.000 tấn/năm, dự kiến tăng lên 1 triệu tấn trong những năm tới. Điều này dẫn đến mất cân đối cung cầu, tạo bất ổn cho thị trường. Cùng với đó, một số nước có sản lượng lớn nhưng áp dụng chính sách bảo hộ với điều thô, như quy định mức giá bán tối thiểu; thu thuế xuất khẩu và nhiều loại phí... cũng đã đẩy giá điều thô cao.

Ngoài ra, sự cạnh tranh mạnh của các loại hạt khác và vấn đề nhu cầu tiêu dùng giảm cũng khiến các nhà chiên rang điều và kinh doanh siêu thị trên thế giới không thể tăng được giá bán và do đó không tăng được giá mua nhân điều (năm 2023, giá điều nhân xuất khẩu so với năm 2022 của Việt nam ở mức 5.566 USD/tấn, giảm 4,18%; giá điều nhân xuất khẩu của Brazil ở mức mức 5.724 USD/tấn, giảm 10%; giá điều nhân xuất khẩu của Ấn Độ ở mức 5.947 USD/tấn, giảm 21,2%).

Nhiều chuyên gia cho rằng, tăng trưởng nóng về diện tích, sản lượng điều thô của ngành điều sẽ tác động tới cân đối cung cầu, tạo ra bất ổn trên thị trường. 

Nhiều chuyên gia cho rằng, tăng trưởng nóng và những vấn đề hiện nay của ngành điều sẽ tác động tới cân đối cung cầu, tạo ra bất ổn trên thị trường, đặc biệt, khi Việt Nam, trung tâm của chuỗi cung ứng ngành điều toàn cầu gặp trục trặc cần phải được quan tâm giải quyết. Bởi lẽ, Việt Nam là trung tâm chuỗi cung ứng ngành điều toàn cầu, từ nhập khẩu nguyên liệu thô (khu vực châu Phi, Campuchia, Indonesia) để chế biến và xuất khẩu nhân điều sang các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, các nước EU...

Thực tế, trước đại dịch Covid- 19, khi chuỗi cung ứng điều hoạt động bình thường, các bên đều có lãi, nhà máy chế biến tại Việt Nam tăng nóng cả về số lượng và công suất chế biến với gần 1.500 nhà máy, cơ sở chế biến lớn, nhỏ. Diện tích vùng trồng điều ở châu Phi và các nước khác cũng tăng nhanh, làm sản lượng tăng mạnh. Chỉ riêng Bờ Biển Ngà, nước có diện tích và sản lượng điều thô dẫn đầu thế giới, từ 680.000 tấn/năm, lên 800.000 tấn/năm, nay 1,25 triệu tấn/năm; Campuchia từ 200.000 tấn/năm, lên 650.000 tấn/năm. Sản lượng điều thô sẽ còn tiếp tục tăng do diện tích trồng mới khá lớn ở các nước châu Phi và Campuchia những năm gần đây trưởng thành, cho thu hoạch (Campuchia đang nỗ lực để đạt sản lượng 1 triệu tấn điều thô trong vài năm tới).

Bài học từ cây công nghiệp khác cho thấy, tăng trưởng nóng dẫn đến sự mất cân đối cung cầu, khi xuất hiện thêm những bất ổn thì sự chênh vênh trong toàn chuỗi cung ứng càng rõ nét. Do đó, đã đến lúc điều chỉnh, định hình lại sự vận hành sao cho các bên trong chuỗi cùng hoạt động hiệu quả. Trong đó, việc điều chỉnh thế nào để phân bổ hợp lý hơn chuỗi giá trị điều toàn cầu để các bên cùng phát triển đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Hiệp hội Điều Việt Nam nhấn mạnh, việc chủ động định hình lại, phát triển chuỗi cung ứng điều toàn cầu, với sự tham gia của doanh nghiệp nội địa và nhiều quốc gia sản xuất điều là cần thiết để tìm tiếng nói chung, liên kết với nhau giải quyết những bất ổn, duy trì sự phát triển ổn định, bền vững. Bên cạnh việc kết nối giao thương, cung cấp thông tin, tăng cường các mối quan hệ song phương giữa các tổ chức quốc tế liên quan đến ngành điều và hiệp hội điều các nước, các ý kiến tại hội nghị cho rằng Việt Nam cần có những giải pháp, sáng kiến nhằm định hình lại chuỗi cung ứng điều toàn cầu, trong đó có sự điều chỉnh thích hợp chuỗi giá cả điều toàn cầu. Từ đó giúp ngành điều Việt Nam và thế giới phát triển ổn định, bền vững trong thời gian tới.

 

 

Phương Thoa

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline