Hotline: 0941068156

Thứ ba, 29/04/2025 20:04

Tin nóng

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 29/04/2025

Phát triển cây dược liệu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

Thứ hai, 28/04/2025 15:04

TMO - Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (Thanh Hóa) triển khai một số chương trình, dự án khoa học nhằm bảo tồn phát triển các loại cây dược liệu đặc trưng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng và khai thác hợp lý các loài cây thuốc ở khu vực vùng đệm. 

Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hu có diện tích gần 28.000 ha, thuộc địa bàn các huyện Quan Hóa và Mường Lát, là một trong những khu vực được ghi nhận mức độ tính đa dạng sinh học cao trên địa bàn tỉnh. Những năm gần đây, thông qua các chương trình, dự án nghiên cứu, bảo tồn về hệ sinh thái đã góp phần bảo vệ nguyên vẹn tính đa dạng sinh học trong đó có nguồn dược liệu quý. 

Theo kết quả điều tra, Khu BTTN Pù Hu hiện có tới 669 loài có công dụng là cây dược liệu. Để bảo tồn và phát triển cây dược liệu, những năm gần đây thông qua các hoạt động khoa học, Khu BTTN Pù Hu đã triển khai một số chương trình, dự án khoa học nhằm bảo tồn phát triển các loại cây dược liệu đặc trưng, bước đầu mang lại thành công nhất định đồng thời bảo vệ nghiêm ngặt rừng tự nhiên, ngăn chặn triệt để tình trạng người dân vào rừng khai thác cây thuốc, như: Dự án “Bảo tồn và phát triển 2 loài dược liệu ba kích và sa nhân tại xã Hiền Chung”; Đề tài “Nghiên cứu, phát triển loài cây dược liệu mạch môn và bách bộ”; “Điều tra, bảo tồn và phát triển một số loài cây thuốc dưới tán rừng tại Khu BTTN Pù Hu”; nhiệm vụ “Nghiên cứu trồng thử nghiệm nấm linh chi dưới tán rừng”; “Trồng thử nghiệm cây quế”... 

Trong đó, đối với dự án “Điều tra, bảo tồn và phát triển hai loài cây dược liệu ba kích, sa nhân tím”, Ban quản lý Khu BTTN Pù Hu phát hiện cây ba kích mọc rải rác ở tiểu khu 120, 98, 71 và 72, còn cây sa nhân tím mọc theo đám ở hầu hết các tiểu khu và khu vực điều tra thuộc các khu rừng của 2 huyện Quan Hóa và Mường Lát. Xác định được hiện trạng phân bố và một số đặc điểm sinh thái học của 2 loài dược liệu quý ba kích và sa nhân tím. Đồng thời, tổ chức các hội nghị, ký cam kết bảo vệ tại 40 thôn, bản thuộc vùng đệm Khu bảo tồn, cán bộ dự án đã tuyên truyền, nâng cao sự hiểu biết về các loài dược liệu trong việc bảo tồn, phát triển hai loài cây dược liệu quý ba kích và sa nhân tím cho người dân, học sinh.

Bên cạnh đó, Ban Quản lý dự án đã xác định được các mối đe dọa hai loài cây này chủ yếu từ khai thác lâm sản ngoài gỗ quá mức, lấn chiếm đất mở rộng diện tích canh tác, xây dựng cơ sở hạ tầng, chăn thả gia súc và khai thác lâm sản ngoài gỗ quá mức. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để tìm ra được các giải pháp bảo tồn 2 loài cây quý ba kích và sa nhân tím.

Khu BTTN Pù Hu bảo tồn và phát triển hai loài cây dược liệu ba kích, sa nhân tím (Ảnh minh họa). 

Thực hiện đề tài "Nghiên cứu, phát triển hai loài cây dược liệu Mạch môn và Bách hộ", Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh cùng Ban quản lý Khu BTTN thực hiện điều tra trên tuyến từ bản Yến đi thác Pù Hu, ghi nhận sự phân bố loài cây Mạch môn và cây Bách bộ thuộc Tiểu khu 98, xã Hiền Chung, huyện Quan Hóa. Đây là những loài cây thuộc danh mục 100 loài dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020-2030.

Trong thời gian tới, Khu BTTN Pù Hu sẽ tiếp tục điều tra sơ thám để lập tuyến và tổ chức thực hiện điều tra phân bố tự nhiên của loài cây Mạch môn và Bách bộ trên các Tiểu khu thuộc đơn vị quản lý. Từ đó, làm cơ sở dữ liệu xác định bản đồ phân bố loài trên toàn bộ diện tích quản lý. 

Hiện nay, sau nhiều năm trồng thử nghiệm, kết quả cho thấy các loại cây dược liệu được phát hiện tại Khu BTTN dễ trồng, dễ chăm sóc và sinh trưởng rất tốt dưới tán rừng trồng. Khu BTTN Pù Hu đã tổ chức nhân rộng mô hình trồng cây sa nhân tím tại các xã vùng đệm, như: Nam Tiến 1ha, Hiền Chung 1ha, Trung Lý 2ha và ba kích tím 1ha tại xã Hiền Chung; tiến hành trồng thử nghiệm 1ha cây mạch môn, 1ha bách bộ, 1ha chè hoa vàng, 1ha cát sâm.

Cùng với đó, đơn vị đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng và khai thác hợp lý các loài cây thuốc ở khu vực vùng đệm. Nhờ vậy, đến nay trong rừng tự nhiên, nhiều loài cây thuốc thân gỗ và thân mộc lan đang tái sinh với số lượng lớn. Việc thực hiện thành công dự án bảo tồn và phát triển cây dược liệu tại Khu BTTN đã giúp đơn vị đưa ra các giải pháp để bảo tồn, phát triển quần thể các loài cây dược liệu quý hiếm và cũng là cơ sở thông tin dữ liệu quan trọng để nhân rộng mô hình dược liệu này tại các thôn, bản vùng đệm. 

Khu BTTN Pù Hu đang tiếp tục nhân rộng mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng tự nhiên và rừng sản xuất. Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả các đề tài khoa học về bảo tồn và phát triển cây dược liệu dưới tán rừng theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao. Phối hợp với các tổ chức nghiên cứu khoa học, nghiên cứu nguồn gen và giống dược liệu để bảo tồn khai thác nguồn gen, phát triển giống, kỹ thuật nuôi trồng dược liệu...

UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt “Phương án bảo tồn và phát triển bền vững Khu BTTN Pù Hu, giai đoạn 2021-2030” với mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững rừng đặc dụng và vùng đất ngập nước trong khu bảo tồn. Gìn giữ, phát huy các giá trị đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, gắn với thực hiện hiệu quả mục tiêu cải thiện, nâng cao đời sống cho người dân vùng đệm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh tại địa phương.../.

 

 

Thanh Nga 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline