Hotline: 0941068156

Thứ năm, 09/05/2024 20:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 09/05/2024

Phát huy thế mạnh khai thác khoáng sản vùng Tây Bắc

Thứ năm, 30/12/2021 15:12

TMO Hiện nay, ở một số tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc- khoáng sản trở thành trụ cột trong phát triển nền kinh tế tại địa phương. Tuy nhiên, khoáng sản không phải là nguồn tài nguyên vô hạn, chính vì vậy, việc khai thác và cấp phép khai thác, sử dụng cần đảm bảo độ hợp lý, tính hiệu quả, tiết kiệm trong khai thác và sử dụng tài nguyên

Thời gian qua, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản tại khu vực Tây Bắc diễn ra sôi động, tập trung chủ yếu tại các tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Yên Bái và Cao Bằng. Hoạt động khai khoáng đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Khai thác than tại Vân Hồ (Sơn La)

Theo lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Lào Cai, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoảng sản trên địa bàn tình đóng vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng 20 - 30% nộp ngân sách Nhà nước/năm. Trong bối cảnh nguồn thu từ thương mại, dịch vụ tiếp tục giảm sâu do tác động của dịch bệnh, một số lĩnh vực kinh doanh, khai thác khoáng sản, thủy điện đã mang lại nguồn thu khá ổn định và tương đối lớn cho địa phương, đóng góp vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, kế hoạch thu ngân sách Nhà nước tại địa phương.

Ông Nông Xuân Hùng,Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Yên Bái nhận định: Trong tổng thu nội địa 9 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn tỉnh Yên Bái, có 3 nguồn thu hoàn thành dự toán. Đó là thu cấp quyền khai thác khoáng sản đạt 101%; thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt 119%; thu lợi nhuận cổ tức chia lại đạt 128%.

Điểm khai thác mỏ tại một khu công nghiệp thuộc tỉnh Lào Cai

Tài nguyên khoáng sản được các chuyên gia nhận định không phải là tài sản vô hạn. Chính vì vậy, để khoáng sản khu vực Tây Bắc được khai thác và sử dụng có hiệu quả, cần rà soát hoạt động khai thác, chế biến xuất khẩu khoáng sản một cách chặt chẽ. Đồng thời, các địa phương cần đẩy mạnh các giải pháp nhằm sử dụng tài nguyên này một cách bền vững.

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai, hoạt động khoáng sản hàng năm đã đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh. Vì thế, công tác phối hợp giữa các Sở, ngành và các địa phương trong quản lý và khai thác khoáng sản được tỉnh Lào Cai chú trọng.

Ông Vũ Đình Thủy, Phó Giám đốc Sở TN&MT Lào Cai cho biết: Sở đã thực hiện kê khai thuế điện tử của doanh nghiệp tại cơ quan Thuế để xác định sản lượng khai thác. Yêu cầu các đơn vị khai thác khoáng sản phải thực hiện việc lắp đặt trạm cân và camera tại vị trí vận chuyển. Phối hợp với cơ quan thuế thường xuyên đôn đốc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Đồng thời, xử lý nghiêm đối với các dự án, doanh nghiệp khai thác khoáng sản hoạt động kinh doanh, khai thác không kê khai, nộp các loại thuế, phí đúng theo quy định.

Yên Bái là tỉnh có tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, với nhiều loại khoáng sản như: Sắt, đồng, chì, kẽm, cao lanh, felspat, cát, sỏi… Trong đó, đáng kể là đá vôi trắng với trữ lượng khoảng 2.500 triệu m3, quặng sắt với trữ lượng khoảng 200 triệu tấn.

Nhằm đưa hoạt động khai thác theo đúng quy định đề ra, tỉnh Yên Bái đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản của các đơn vị đã được cấp giấy phép, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Trong 2 năm 2020 - 2021, đã tổ chức 14 cuộc thanh tra, kiểm tra liên quan đến lĩnh vực khoáng sản. Qua đó, kịp thời phát hiện vi phạm và xử lý hành chính đối với 57 tổ chức, cá nhân, với số tiền xử phạt hơn 6 tỷ đồng.

Cùng với các địa phương khác trong khu vực Tây Bắc, tỉnh Sơn La cũng triển khai nhiều giải pháp để nâng cao công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tổ chức ký cam kết với 12 huyện, thành phố về tăng cường vai trò, trách nhiệm trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; ký cam kết về quản lý, khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường giữa Chủ tịch UBND tỉnh với các tổ chức khai thác khoáng sản.

Đồng thời, tỉnh đã kịp thời kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm tình trạng vi phạm khai thác vàng trái phép tại xã Mường Bám, huyện Thuận Châu; khai thác cát tại huyện Sông Mã, Mường La; khai thác quặng Talc tại huyện Bắc Yên...

Tài nguyên khoáng sản vùng Tây Bắc đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu ngân sách địa phương. Chính vì vậy, nêu cao vai trò quản lý của địa phương là một trong những giải pháp gắn liền với quyền lợi thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo cho khai thác, sử dụng bền vững. Dưới đây là ý kiến của một số địa phương về lĩnh vực này.

 

 

Hoài Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline