Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 16:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Phân vùng bảo vệ môi trường, kiểm soát nguy cơ ô nhiễm

Thứ năm, 11/05/2023 13:05

TMO - Trước sự gia tăng của các nguồn thải, tỉnh Lào Cai triển khai các phương án phân vùng môi trường với những giải pháp cụ thể nhằm kiểm soát nguy cơ ô nhiễm môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

Theo Nghị định 08/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường việc phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác được thực hiện theo tiêu chí về yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường nhằm mục tiêu giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường đến sự sống và phát triển bình thường của con người và sinh vật. Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhấn mạnh đến nhiệm vụ phân vùng môi trường theo quy định. 

Trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt trên địa bàn tỉnh bao gồm các khu bảo tồn thiên nhiên và vùng có các yếu tố, đối tượng nhạy cảm về chất lượng môi trường khác cần bảo vệ nghiêm ngặt, bao gồm: Vùng lõi của các Khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh, gồm: Toàn bộ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Hoàng Liên với tổng diện tích 10.449,78 ha trên địa bàn các xã Hoàng Liên, Tả Van, Bản Hồ của thị xã Sa Pa. Toàn bộ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng LiênVăn Bàn với tổng diện tích 21.607,6 ha trên địa bàn các xã: Nậm Xé, Nậm Xây, Liêm Phú. Toàn bộ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát có diện tích 14.868 ha, trên địa bàn 5 xã gồm xã Y Tý, Dền Sáng, Sàng Ma Sáo, Trung Lèng Hồ và Nậm Pung của huyện Bát Xát.

Bên cạnh đó, còn có khu vực bảo hộ vệ sinh nguồn nước của các nhà máy sản xuất nước sạch, công trình khai thác nước mặt với quy mô trên 100 m3 /ngày đêm. Cụ thể như sau: Đối với nhà máy/công trình khai thác nước mặt quy mô trên 100m3/ngày đêm đến dưới 50.000m3 /ngày đêm: vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt là khu vực 1.000m về phía thượng lưu và 100m về phía hạ lưu đối với khu vực miền núi tính từ điểm lấy nước; 800m về phía thượng lưu và 200m tính từ điểm lấy nước về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du.

Vùng bảo vệ nghiêm ngặt trên địa bàn tỉnh bao gồm các khu bảo tồn thiên nhiên và khu vực bảo hộ vệ sinh nguồn nước của các nhà máy sản xuất nước sạch, công trình khai thác nước mặt. 

Đối với nhà máy/công trình khai thác nước mặt quy mô trên 50.000m3 /ngày đêm: vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt là khu vực 1.500m về phía thượng lưu và 100m về phía hạ lưu đối với khu vực miền núi tính từ điểm lấy nước; 1.000m về phía thượng lưu và 200m về phía hạ lưu tính từ điểm lấy nước ở khu vực đồng bằng, trung du Khu vực bảo hộ vệ sinh nguồn nước đối với công trình sử dụng nguồn nước mặt hồ chứa: Không nhỏ hơn 1.500m đối với trường hợp công trình khai thác nước từ hồ chứa trên sông, suối và không vượt quá chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước của hồ chứa.

Khu vực bảo hộ vệ sinh nguồn nước đối với công trình khai thác nước dưới đất để cấp nước cho sinh hoạt có quy mô > 10m3 /ngày đêm – dưới 3.000 m3 /ngày đêm: vùng bảo hộ 20m tính từ miệng giếng. Khu vực bảo hộ vệ sinh nguồn nước đối với công trình khai thác nước dưới đất để cấp nước cho sinh hoạt có quy mô > 3.000 m3 /ngày đêm: vùng bảo hộ 30m tính từ miệng giếng.  Ngoài ra còn có Khu vực bảo vệ 1 của di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh. 

Đối với Vùng bảo vệ nghiêm ngặt là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG, khu bảo tồn cần đẩy mạnh quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng theo Phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tuân thủ quy định của Luật Bảo tồn đa dạng sinh học, luật Lâm nghiệp, luật Bảo vệ môi trường.

Đối với Vùng bảo vệ nghiêm ngặt là khu dân cư nội thành, nội thị của đô thị loại III, loại II, loại I: Căn cứ theo hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải, khí thải quốc gia, UBND cấp huyện chủ quản đô thị loại I, loại II, loại III phối hợp với Sở Tài nguyên và môi trường công bố quy định giá trị giới hạn cho phép của các chất ô nhiễm được phép xả tại khu dân cư nội thành, nội thị của đô thị thuộc quyền quản lý phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương.

Đối với Vùng bảo vệ nghiêm ngặt là vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt: Nước xả từ nguồn nhân tạo vào khu vực bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt phải đáp ứng giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt tại cột A1 theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt số QCVN 08-MT/2015. Trường hợp các quy định về bảo vệ đối với mỗi loại vùng bảo vệ nghiêm ngặt, quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng môi trường có sự điều chỉnh, thay đổi trong thời kỳ quy hoạch thì cập nhật theo quy định tương đương của quy định bảo vệ đối với mỗi loại vùng bảo vệ nghiêm ngặt, mức tương đương của quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng môi trường đó.

Vùng hạn chế phát thải trên địa bàn tỉnh Lào Cai bao gồm: Vùng đệm của VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, khu vực có đa dạng sinh học cao, hệ sinh thái rừng tự nhiên quan trọng, vùng đất ngập nước, vùng rừng sản xuất, các đô thị và khu vực có khả năng ô nhiễm cao cần được bảo vệ, cụ thể vùng hạn chế phát thải trên địa bàn tỉnh như sau: Vùng đệm của các Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên-Văn Bàn, Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát. Vùng bảo vệ hồ chứa phía trên các đập thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

Khu dân cư tập trung ở đô thị bao gồm cả nội thành, nội thị của các đô thị loại V trên địa bàn tỉnh, bao gồm: khu dân cư tập trụng của thị trấn Bát Xát, thị trấn Phố Lu, thị trấn Phố Ràng, thị trấn Khánh Yên, thị trấn Mường Khương, thị trấn Bắc Hà, thị trấn Si Ma Cai. Dự kiến trong giai đoạn 2021-2025, các khu vực hạn chế phát thải sẽ mở rộng bao gồm khu dân cư tập trung của các đô thị loại V mới hình thành bao gồm: thị trấn Võ Lao, Y Tý, thị trấn Bảo Hà. Giai đoạn 2026-2030, khu vực hạn chế phát thải dự kiến mở rộng gồm khu dân cư tập trung của các đô thị loại V mới hình thành gồm: Bảo Nhai, Bản Lầu, Tân An, thị trấn Mường Bo.

Đối với vùng đệm của VQG, khu bảo tồn, địa phương này sẽ hỗ trợ sinh kế, ổn định thu nhập cho dân cư sinh sống trong vùng đệm, hỗ trợ người dân phát triển các nghề bền vững, hỗ trợ dân cư giảm thiểu phụ thuộc vào khai thác trực tiếp sản vật rừng; Thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích từ sử dụng bền vững tài nguyên cho cộng đồng dân cư vùng đệm.

Đối với khu vực bảo vệ của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện: Không cấp phép khai thác khoáng sản phải bóc dỡ bề mặt, có khối lượng phát thải lớn, nguy cơ rửa trôi bùn thải; Không cấp phép xây dựng công trình/cụm công trình có mật độ xây dựng cao, có rủi ro phát thải lớn; Kiểm soát xả thải chất ô nhiễm tại khu vực ven sông, ven suối. Đối với khu vực di tích, danh lam thắng cảnh: Quản lý chặt chẽ hoạt động du lịch, hoạt động kinh tế nhằm hạn chế phát sinh chất thải; Xây dựng quy định về bảo vệ môi trường, tổ chức hệ thống thu gom rác thải hiệu quả tại các di tích, danh lam thắng cảnh; Tập trung bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị lịch sử, văn hóa trong khu vực, phát triển du lịch sinh thái, giáo dục môi trường.

Tổ chức giám sát, quan trắc chất lượng các yếu tố môi trường đối với hoạt động sản xuất công nghiệp tại vùng hạn chế phát thải là nhiệm vụ quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường.   

Đối với các khu dân cư đô thị: Phát triển đô thị, cụm dân cư hài hoà với cảnh quan môi trường; Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng cấp, thoát nước, xử lý nước thải nhằm giảm xả thải ra môi trường; Tăng tỷ lệ cây xanh/diện tích của các khu dân cư. Không cấp phép cơ sở phát sinh khối lượng chất thải lớn trong khu dân cư. Đối với các vùng nước cấp sinh hoạt cho các huyện, thành phố phải được giữ nguyên diện tích mặt nước, chất lượng nước, không để nguồn thải tập trung xả thải vào vùng cấp nước, nguồn thải phải được xử lý triệt để trước khi xả thải ra môi trường. Kiểm soát, nghiêm cấm các hoạt động xả thải các chất thải không qua xử lý vào môi trường tại các khu dân cư tập trung, đặc biệt là khu vực các đô thị lớn trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tập trung ở thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa, huyện Bắc Hà, huyện Bảo Thắng.

Ngoài ra, vùng bảo vệ môi trường khác là toàn bộ các vùng thuộc địa giới hành chính của tỉnh không thuộc Vùng bảo vệ nghiêm ngặt và Vùng hạn chế phát thải đã được nêu ở trên. Tại khu vực này phát triển đô thị, cụm dân cư hài hoà với cảnh quan môi trường, có cơ sở hạ tầng cấp, thoát nước, xử lý nước thải; tỷ lệ cây xanh/diện tích tự nhiên cao. Kiểm soát xả thải chất ô nhiễm tại khu vực ven sông Hồng, sông Chảy, khu vực ven các dòng suối lớn. Đối với hành lang bảo vệ nguồn nước, phải hạn chế xả nước thải lưu lượng lớn, các nguồn thải phải được xử lý đạt cột A của quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT, QCVN 40:2011/BTNMT hoặc các quy chuẩn tương ứng.

Đối với khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất, làng nghề: Tổ chức giám sát, quan trắc chất lượng các yếu tố môi trường; Tổ chức các giải pháp ngăn ngừa phát tán chất thải, mùi. Các KCN, CCN, làng nghề, cơ sở sản xuất công nghiệp,... phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất thải (chất thải rắn, nước thải, khí thải đáp ứng tiêu chuẩn quy định). Kiểm soát, nghiêm cấm các hoạt động xả thải các chất thải không qua xử lý vào môi trường tại các khu dân cư tập trung, đặc biệt là khu vực các đô thị lớn trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tập trung ở thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa, huyện Bắc Hà, huyện Bảo Thắng.

 

 

Thu Hà

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline