Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 12:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Peru: Biến đổi khí hậu khiến sông băng tan chảy nhanh

Thứ bảy, 25/11/2023 04:11

TMO - Peru đã mất 56% số sông băng nhiệt đới trong 6 thập kỷ qua vì biến đổi khí hậu.

Báo cáo của Viện Nghiên cứu Hệ sinh thái và Sông băng Núi Quốc gia Peru cho biết 68% sông băng nhiệt đới trên thế giới tập trung tại quốc gia Nam Mỹ này. Tuy nhiên, nhiệt độ ấm lên đã dẫn đến tình trạng tan chảy, cũng tạo ra các đầm nước ở trên núi có nguy cơ tràn bờ và gây lũ quét.

Thông qua việc sử dụng hình ảnh vệ tinh tính đến năm 2020, các nhà khoa học nhận thấy 2.084 sông băng ở Peru đang bao phủ diện tích 1.050 km2, thu hẹp đáng kể so với diện tích 2.399 km2 băng và tuyết vào năm 1962. Một số dãy núi ở Peru nơi sông băng gần như biến mất, cụ thể là Chila, nơi đã mất 99% bề mặt băng kể từ năm 1962. Chila đóng vai trò then chốt vì đây là dòng nước đầu tiên tạo nên sông Amazon, con sông dài nhất và hùng vĩ nhất thế giới, đều bắt nguồn từ sông băng.

Peru đã mất 56% số sông băng nhiệt đới trong 6 thập kỷ qua vì biến đổi khí hậu.

Trong 4 năm, từ 2016 đến 2020, Peruđã mất gần 6% số sông băng trên núi cao ở vùng Ancash. Theo kiểm kê, trong 4 năm qua, đã có 164 đầm phá hình thành hoặc đang trong quá trình hình thành, nâng số lượng đầm băng lên tới 8.466, với diện tích khoảng 1.081 km2.

Các chuyên gia cho biết, các đầm phá mới này trong tương lai có thể là nguồn dự trữ nước, nhưng do ở độ cao lớn nên chúng đi kèm nguy cơ tràn bờ và lũ lụt. Báo cáo cho biết gần như tất cả các sông băng nhiệt đới của Peru đều ở độ cao trên 6.000 mét so với mực nước biển, trong khi các đầm phá mới ở độ cao từ 4.000 đến 5.000 mét.

Việc mất sông băng làm tăng rủi ro cho những người sống ở vùng đất thấp, như trường hợp năm 1970 khi một tảng băng khổng lồ từ Huascarán phủ đầy tuyết ở phía Bắc dãy Andes bị vỡ sau một trận bão tuyết. Trận động đất mạnh 7,9 độ rơi xuống đầm phá và gây ra trận tuyết lở phá hủy thành phố Yungay. Một mảng băng lớn đã rơi xuống một đầm phá, gây ra lở bùn và phá hủy thành phố này, khiến 20.000 người thiệt mạng. 

Giám đốc Viện Nghiên cứu Hệ sinh thái và Sông băng Núi Quốc gia Peru nhấn mạnh: Điều này có nghĩa là Peru đã mất hơn một nửa lượng nước dự trữ. Mặc dù không thể ngăn chặn các sông băng biến mất theo năm tháng, nhưng có thể giảm tốc độ biến mất của chúng. Bà đồng thời kêu gọi giảm ô nhiễm, phủ xanh đất đai hơn nữa và chung tay bảo vệ các ngọn núi.

 

 

Quỳnh Chi 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline