Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 13/07/2025 10:07

Tin nóng

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Chủ nhật, 13/07/2025

Phát hiện loài nhện biển sống nhờ khí metan

Chủ nhật, 22/06/2025 06:06

TMO - Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện một loài nhện biển đặc biệt sinh sống tại các vùng khí metan dưới đáy đại dương, đánh dấu lần đầu tiên ghi nhận sinh vật chân khớp này có khả năng thích nghi và tồn tại trong môi trường sống khắc nghiệt.

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Current Biology ngày 17/6, loài sinh vật này có tên khoa học là Sericosura carterae. Chúng sống gần các lỗ thông thủy nhiệt dưới đáy biển, nơi khí metan và các hợp chất hóa học khác thoát ra từ lớp vỏ Trái Đất.

Được biết, loài nhện biển sống tại vùng biển sâu ngoài khơi bờ Tây nước này có thể khai thác năng lượng từ khí metan - loại khí thường được xem là nhiên liệu hóa thạch và gây hiệu ứng nhà kính mạnh gấp nhiều lần CO₂.

Thay vì kiếm ăn như các loài giáp xác hay sinh vật biển thông thường, nhện biển này dường như phụ thuộc vào các vi khuẩn cộng sinh bên trong cơ thể, vốn có khả năng chuyển hóa metan thành năng lượng. Loài nhện biển nói trên không giống các loài nhện trên cạn mà là một dạng sinh vật chân khớp thuộc họ Pycnogonida, thường có tám chân dài và thân nhỏ.

(Ảnh minh hoạ). 

Chúng sống ở độ sâu khoảng 1.000 mét và được thu thập từ vùng ngoài khơi Oregon (Mỹ), nơi có nhiều miệng phun khí metan tự nhiên. Phân tích trong phòng thí nghiệm cho thấy cơ thể nhện biển chứa các hợp chất đồng vị carbon cho thấy nguồn carbon đến từ khí metan chứ không phải từ thực vật biển.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện dấu hiệu rõ ràng của vi khuẩn chuyển hóa metan bên trong hệ thống tiêu hóa của nhện, củng cố giả thuyết rằng đây là cơ chế cung cấp năng lượng chính cho loài này. Trước đây, các hệ sinh thái sử dụng metan làm nguồn năng lượng chủ yếu chỉ được biết đến ở một số loài vi sinh vật hoặc giun ống sống gần miệng phun thủy nhiệt.

Việc phát hiện một loài động vật chân khớp có thể thích nghi với môi trường như vậy mở ra hướng nghiên cứu mới về khả năng tiến hóa và đa dạng sinh học tại các khu vực biển sâu. Các nhà khoa học cho rằng phát hiện này không chỉ giúp hiểu rõ hơn về đời sống dưới đáy đại dương, mà còn có thể hé lộ thêm những cơ chế sinh tồn độc đáo trong môi trường khắc nghiệt, thậm chí trên các hành tinh khác có điều kiện tương tự.

 

 

Hoàng An

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline