Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/07/2024 16:07

Tin nóng

Hà Nội cấm nhiều tuyến đường phục vụ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bão giật cấp 13 đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn kéo dài

Ứng phó bão số 2: Sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Hơn 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Hàng trăm tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Nhiều khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trong tháng 7

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Thứ bảy, 27/07/2024

Cây giảm nghèo của người dân Nông Thượng

Thứ năm, 18/11/2021 23:11

TMO - Đường xóm, ngõ vào các hộ dân đã được đổ bê tông sạch đẹp, nhiều nhà gỗ kiên cố, nhà xây cao tầng... là ấn tượng về sự thay da đổi thịt của xã Nông Thượng, TP. Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn). Góp phần vào sự đổi thay này là nhờ cây quế.

Tại Nông Thượng những ngày này, người dân đang khẩn trương thu hoạch lúa, làm đất sản xuất vụ đông, khai thác quế. Nhiều chiếc xe tải đã chờ sẵn để thu mua sản phẩm... Mùi hương đặc trưng tỏa ra từ những cánh rừng quế. Gương mặt người nông dân không giấu được niềm hân hoan khi được thu hái thành quả lao động.

Bà Triệu Thị Hợi, một hộ dân ở thôn Tân Thành cho biết: "Thời điểm này chúng tôi vừa thu hoạch lúa nương, vừa khai thác quế. Trong thôn hộ nào cũng trồng quế. Gia đình tôi có khoảng 3ha quế, cây trồng này đã giúp gia đình tôi làm được nhà khang trang, mua sắm nhiều vật dụng giá trị phục vụ sinh hoạt và sản xuất… Quế trồng năm thứ tư đã khép tán, năm thứ 5 trở đi là đã có thể tỉa cành, lá để bán, đem lại nguồn lợi hơn nhiều cây lâm nghiệp khác".

Nhiều diện tích quế ở thôn Tân Thành đã cho khai thác tỉa.

Anh Nông Quốc Sông, thôn Khuổi Chang cho biết: "Gia đình tôi hiện có khoảng 3ha quế được trồng từ năm 1998, đã cho khai thác tỉa nhiều năm và có xưởng gỗ chuyên thu mua gỗ cho bà con ở địa phương. Những năm trở lại đây, người dân khá lên nhiều nhờ thu nhập từ phát triển kinh tế rừng, đặc biệt là từ cây quế. Hằng năm, ngoài xưởng của gia đình tôi, còn có tư thương từ Yên Bái cũng sang đây thu mua quế. Trên địa bàn xã hiện có thôn Tân Thành, Khuổi Chang... có nhiều diện tích rừng trồng nhất".

Nhìn từng vạt đồi quế xanh mướt, ít ai ngờ Tân Thành trước đây từng là thôn khó khăn. Khoảng năm 1990, cây quế được người dân trong thôn đưa vào trồng thử. Do hợp với khí hậu thổ nhưỡng nên cây quế phát triển nhanh, khỏe. Những năm sau đó, nhiều hộ theo nhau nhân rộng, diện tích quế tăng dần lên, đến nay toàn thôn có khoảng 250ha quế. Đây là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân trong thôn thoát nghèo.

Ông Hoàng Hữu Sinh- Trưởng thôn Tân Thành cho biết: "Tân Thành không có nhiều đất ruộng để cấy lúa nước như những thôn khác trên địa bàn, nhưng bù lại, đất đồi ở đây lại phù hợp với cây quế. Đây là loại cây trồng chủ đạo giúp thôn giảm nghèo. Hiện thôn có 85 hộ, 100% là đồng bào Dao, hộ nào cũng trồng quế, hộ ít thì 1 - 2ha, hộ nhiều có tới 5ha quế. Toàn thôn hiện có trên 300ha rừng trồng các loại, trong đó chủ yếu là quế còn lại là cây mỡ (khoảng 50ha. Năm 2021, thôn có 40% hộ khá; 26% hộ trung bình, hộ nghèo chỉ còn chiếm 1,17%". 

Thân quế được bà con đem bán cho các xưởng làm gỗ bóc.

Nông Thượng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018, kinh tế nông thôn có nhiều chuyển biến. Thông qua các chương trình, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật được tổ chức đã giúp người dân thay đổi nhận thức trong sản xuất. Bà con đã sự chủ động tìm hướng phát triển kinh tế để thoát nghèo dựa trên chính tiềm năng đất đai của địa phương. 

Đồng chí Phượng Hoàng Minh- Bí thư Đảng ủy xã Nông Thượng cho biết: Để nâng cao mức thu nhập cho người dân, xã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Hướng mạnh vào chăm sóc, mở rộng diện tích cây lâm nghiệp. Toàn xã hiện có trên 500ha quế, một số đã được khai thác trồng lại, một số đang được khai thác tỉa. Xã phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 70%. Cùng với trồng rừng, hiện toàn xã có hơn 90ha cây ăn quả các loại như: Cam, quýt, ổi và hàng trăm héc-ta cây chuối tây. Từ chỉ đạo đúng hướng và chủ động vươn lên của người dân, tỷ lệ hộ nghèo của xã Nông Thượng giảm từ 11% (năm 2011) xuống còn hơn 2,4% (năm 2020). Trên địa bàn xã có 01 xưởng sản xuất đồ gỗ; 01 xưởng sản xuất đũa, 01 hợp tác xã sản xuất tinh bột nghệ, 06 xưởng gỗ bóc và 02 HTX chăn nuôi.

Nhờ khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân nên bộ mặt nông thôn xã Nông Thượng đang từng ngày khởi sắc, đường xóm, ngõ vào các hộ dân đã được đổ bê tông sạch đẹp, nhiều nhà gỗ kiên cố, nhà xây cao tầng... Tất cả cho thấy cuộc sống ngày một ấm no, đủ đầy của bà con xã Nông Thượng hôm nay.

 

PV

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline