Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 09:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Nỗ lực hoàn thiện hệ thống thu gom và xử lý chất thải vào năm 2025

Thứ bảy, 31/12/2022 05:12

TMO - Nhằm hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn từ tình trạng quá tải trong xử lý rác thải, trong giai đoạn 2020-2025 tỉnh Yên Bái  sẽ đầu tư 13 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, phân đều tại các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh bằng nguồn vốn Nhà nước và nguồn vốn xã hội hóa

Theo Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030, địa phương này nhấn mạnh đến mục tiêu đến năm 2025,  93 % tổng lượng CTRSH phát sinh tại các đô thị được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng; 80 % lượng CTRSH phát sinh tại khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tự xử lý, xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, trong đó có trên 50 % lượng CTRSH phát sinh được thu gom, xử lý tập trung. Đến năm 2030: Phấn đấu tỷ lệ CTRSH được thu gom, vận chuyển để xử lý tập trung ở khu vực đô thị đạt tối thiểu 95 %. Phấn đấu tỷ lệ CTRSH ở khu vực nông thôn được thu gom, vận chuyển để xử lý tập trung đạt tối thiểu 60 %.

Cùng với việc tăng cường năng lực quản lý nhà nước về CTRSH, UBND tỉnh Yên Bái chú trọng đến nâng cao năng lực xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh. Trong đó, giai đoạn 2020-2025 đầu tư mới 13 lò đốt CTRSH tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh đảm bảo quy chuẩn QCVN 61-MT:2016/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt (riêng thành phố Yên Bái tiếp tục xử lý bằng công nghệ sản xuất phân vi sinh, kết hợp công nghệ đốt là chủ yếu tại Nhà máy xử lý rác thải xã Văn Phú.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2020-2025, tỉnh Yên Bái đầu tư mới 13 lò đốt CTRSH tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh 

Trong đó, 07 lò đốt đầu tư từ ngân sách nhà nước và 06 lò đốt kêu gọi đầu tư từ nguồn xã hội hóa, cụ thể như sau: Các lò đốt đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước: Tại huyện Văn Yên: Lò đốt tại xã Đông Cuông (đang triển khai, công suất khoảng 20 tấn/ngày); huyện Yên Bình: Lò đốt tại xã Bạch Hà (công suất khoảng 15 tấn/ngày) và lò đốt tại xã Cảm Nhân (công suất khoảng 10 tấn/ngày); huyện Lục Yên: Lò đốt tại xã Động Quan (công suất khoảng 10 tấn/ngày); huyện Văn Chấn: Lò đốt tại xã Nậm Búng (công suất khoảng 10 tấn/ngày);  huyện Trạm Tấu: Lò đốt tại xã Bản Mù (công suất khoảng 10 tấn/ngày); huyện Mù Cang Chải: Lò tại xã Khao Mang (công suất khoảng 15 tấn/ngày).

Các lò đốt kêu gọi đầu tư từ nguồn xã hội hóa:  thị xã Nghĩa Lộ: Lò đốt tại xã Phù Nham (công suất khoảng 70 tấn/ngày); huyện Văn Yên: Lò đốt tại xã An Thịnh (công suất khoảng 35 tấn/ngày); huyện Trấn Yên: Lò đốt tại xã Y Can (công suất khoảng 35 tấn/ngày); huyện Yên Bình: Lò đốt tại xã Đại Đồng (công suất khoảng 30 tấn/ngày); huyện Lục Yên: Lò đốt tại xã Liễu Đô hoặc xã Yên Thắng (công suất khoảng 35 tấn/ngày); huyện Văn Chấn: Lò đốt tại thị trấn nông trường Trần Phú (công suất khoảng 20 tấn/ngày).

Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường, sau 2 năm thực hiện Đề án, tỷ lệ CTRSH đô thị được thu gom, xử lý đạt trên 88,8%, ở khu vực nông thôn đạt trên 33,7% (hoàn thành mục tiêu theo Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 30/10/2020 của Tỉnh ủy Yên Bái); 1 lò đốt CTRSH cụm xã được đầu tư và đi vào hoạt động (tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên); đang triển khai đầu tư xây dựng 2 lò đốt CTRSH cụm xã tại huyện Yên Bình (xã Vĩnh Kiên, xã Cảm Nhân).

Các lò đốt CTRSH còn lại sẽ triển khai trong 2 năm 2023 - 2024 theo Quyết định số 1911/QĐ-UBND ngày 21/10/2022 của UBND tỉnh về phê duyệt danh mục các dự án cấp bách, ưu tiên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường giai đoạn 2022 - 2025. Trong đó, có 8 lò đốt đầu tư bằng nguồn ngân sách Nhà nước (tại các huyện Trấn Yên, Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Mù Cang Chải và Trạm Tấu), dự kiến hoàn thành trong năm 2023, 2024. 

Trên cơ sở định mức phát thải cũng như dân số ước tính của tỉnh, dự báo đến năm 2030 tổng lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn tỉnh là 553,5 tấn/ngày, trong đó: khu vực đô thị là 197,5 tấn/ngày và khu vực nông thôn là 356 tấn/ngày. Trên địa bàn tỉnh còn có 27 bãi chôn lấp rác thải, trong đó có 8 bãi chôn lấp cấp huyện và 19 bãi chôn lấp cấp xã - đều là các bãi chôn lấp thông thường. Trong thời gian chờ xây dựng các lò đốt rác, trước mắt, Sở đã chỉ đạo các địa phương đầu tư nâng cấp, cải tạo các khu xử lý để đáp ứng được khả năng tiếp nhận CTRSH cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.

Các đơn vị quản lý các khu chôn lấp đang hoạt động có trách nhiệm - đánh giá về khả năng tiếp nhận rác đến khi được đầu tư lò đốt CTRSH; trường hợp không đủ, phải báo cáo UBND các huyện, thị xã để có phương án mở rộng, bổ sung; thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do bãi rác gây ra: thường xuyên phun chế phẩm sinh học để giảm mùi hôi thối, ruồi nhặng; tiến hành lấp đất; có biện pháp tránh phát sinh nước rỉ rác xuống nước ngầm và ra môi trường xung quanh. 

 

 

Nguyễn Xuân 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline