Hotline: 0941068156

Thứ tư, 27/11/2024 20:11

Tin nóng

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Thứ tư, 27/11/2024

Những sự kiện trọng đại để có ngày ‘Tết Độc lập’

Thứ sáu, 02/09/2022 12:09

TMO - Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Ðình lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Ðộc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Để có Ngày 2/9/1945 (hay còn được gọi là ngày ‘Tết Độc lập’), có rất nhiều sự kiện diễn ra trong suốt nhiều năm, nổi bật là 10 sự kiện hết sức quan trọng làm nên thắng lợi vẻ vang.

1. Hội nghị đại biểu toàn quốc của Ðảng họp ở Tân Trào từ ngày 13 - 15/8/1945 đã kết luận: “Những điều kiện khởi nghĩa ở Ðông Dương đã chín muồi”, Việt Nam phải “kịp thời hành động, không bỏ lỡ cơ hội”, khẩn trương “đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay thôn quê, thành lập ủy ban nhân dân ở những nơi làm chủ”, tất cả vì mục tiêu: “Việt Nam hoàn toàn độc lập”.

2. Ngày 16/8/1945, Mặt trận Việt Minh triệu tập Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội quyết định: Tán thành lệnh Tổng khởi nghĩa của Đảng; Thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu; Quy định Quốc kỳ, Quốc ca. Đặt tên nước là Việt Nam dân chủ cộng hòa.

3. Trong chiều 16/8/1945, một đơn vị chủ lực của Việt Nam giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy xuất phát từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên mở đầu cho Cách mạng Tháng Tám.

4. Ngày 17/8/1945, tại Hà Nội, Tổng hội Viên chức của chính quyền bù nhìn tổ chức một cuộc mít tinh lớn tại Quảng trường Nhà hát thành phố với hàng vạn người tham gia, để ủng hộ "Chính phủ lâm thời" Trần Trọng Kim. Dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ và Thành ủy Hà Nội, quần chúng cách mạng đã chiếm lấy diễn đàn cuộc mít tinh này.

5. Ngày 18/8/1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành được chính quyền ở tỉnh lỵ sớm nhất trong cả nước.

6. Ngày 19/8, hàng chục vạn quần chúng cách mạng ở nội và ngoại thành Hà Nội mang theo gậy dao, súng, mã tấu... tiến về quảng trường Nhà hát thành phố dự cuộc mít tinh do Việt Minh tổ chức. Cuộc mít tinh phát triển nhanh chóng chuyển thành cuộc biểu tình tuần hành vũ trang. Quần chúng tiến về các ngả đường, chiếm các cơ quan của chính quyền bù nhìn: Phủ Khâm sai, Tòa Thị chính, Sở cảnh sát, Trại bảo an binh... Ngày này, chính quyền cách mạng đã hoàn toàn về tay nhân dân.

7. Sáng ngày 20/8/1945, tại Vườn hoa Con Cóc (Vườn hoa Diên Hồng), Ủy ban Nhân dân cách mạng Bắc Bộ ra mắt trong niềm hân hoan vui sướng của nhân dân Hà Nội. Thắng lợi ở Hà Nội đã tạo điều kiện để Trung ương Ðảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chuyển về Hà Nội chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước và đi đến thắng lợi hoàn toàn.

8. Ngày 20 - 21/8/1945, cuộc khởi nghĩa tiếp tục giành thắng lợi ở nhiều địa phương khác như: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Ninh Bình, Cao Bằng, Tuyên Quang, Nam Ðịnh, Nghệ An, Ninh Thuận... Ngày 25/8/1945, lực lượng cách mạng làm chủ hoàn toàn Sài Gòn. Khởi nghĩa kết thúc bằng cuộc biểu tình của hàng triệu quần chúng chào mừng Lễ ra mắt của Ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ do đồng chí Trần Văn Giàu làm chủ tịch.

9. Chiều 30/8/1945, tại lầu Ngọ Môn hàng vạn nhân dân cố đô Huế trong màu cờ đỏ sao vàng đã chứng kiến Bảo Ðại - vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, đọc lời thoái vị và trao ấn, kiếm cho cách mạng. Ðại diện Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên bố xóa bỏ chế độ quân chủ ở Việt Nam.

10. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước hàng nghìn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập", tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra đời. Bản tuyên ngôn khẳng định: "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".

Treo cờ tổ quốc chào mừng 77 năm Quốc khánh 2/9.

 

 

Quốc Dũng – Tú Quyên

 

Khát vọng độc lập, hoà bình và phát triển

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline