Hotline: 0941068156

Thứ ba, 29/04/2025 12:04

Tin nóng

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 29/04/2025

Những đối tượng dễ bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu

Thứ năm, 02/02/2023 22:02

TMO – Biến đổi khí hậu tác động, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống mọi người dân, đặc biệt về sức khoẻ. Do đó, cần xây dựng chính sách để kịp thời bảo vệ những đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Theo giới chuyên gia, 5 đối tượng dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu, gồm: Phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, người cao tuổi và người khuyết tật.

Đối với những người khuyết tật, do nhóm đối tượng này có mức độ dễ bị tổn thương cao, hạn chế về khả năng thực hiện các hành động thích ứng và tham gia trong lập kế hoạch thích ứng. Họ cũng đối mặt với nguy hơn cao hơn trong trường hợp di dời khẩn cấp. Thiệt hại và gián đoạn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể dẫn đến sự giảm sút về thể trạng và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh khác.

Biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống, đặc biệt đối với người dân vùng cao chủ yếu sống dựa vào tài nguyên thiên nhiên. (Ảnh minh hoạ)

Đối với phụ nữ, các chuyên gia cho rằng, gia tăng nhiệt độ, các đợt nắng nóng kéo dài, hạn hán làm gia tăng căng thẳng, áp lực và lo lắng trong các hộ gia đình, có thể dẫn đến bạo lực đối với phụ nữ. Sự gia tăng tần suất các bệnh liên quan đến khí hậu và nhiệt độ đặt ra những thách thức đáng kể cho sức khỏe bà mẹ.

Biến đổi khí hậu được xác định là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng tình trạng nghèo và tái nghèo của các nhóm dân tộc thiểu số. Các nhóm dân tộc thiểu số chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên, lại bị hạn chế về khả năng thích ứng, tiếp cận thị trường và các dịch vụ tài chính cho thích ứng và phục hồi sau thiên tai, khiến họ có nguy cơ rơi vào tình trạng nghèo hơn, khó có khả năng phát triển.

Gia tăng nhiệt độ, các đợt nắng nóng kéo dài, hạn hán làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh ở trẻ em và thanh thiếu niên. Gia tăng số ngày nắng nóng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung, học tập của trẻ em và năng lực giảng dạy của giáo viên. Lũ lụt ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ em do mất sinh kế có thể phải bỏ học, phải đối mặt với các hiểm họa môi trường sau thiên tai, thiệt hại cơ sở hạ tầng giáo dục.

Đối với người cao tuổi, người già, thời tiết nắng nóng và rét đậm thường có thể gián tiếp gây tử vong đối với những người các bệnh tiêu hóa, bệnh hô hấp, tim mạch. Đặc biệt, tai biến mạch máu não tăng cao trong điều kiện áp suất khí quyển thay đổi đột ngột, nhiệt độ không khí giảm thấp.

Về mặt sức khoẻ, các chuyên gia y tế khuyến nghị, cần triển khai các mô hình chăm sóc sức khỏe cộng đồng như nước sạch và vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tăng cường truyền thông giáo dục về sức khỏe; tổ chức các cuộc diễn tập của ngành y tế thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu.

Xây dựng hệ thống và nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo của các cơ quan chuyên môn nhằm dự báo, cảnh báo một cách chính xác và kịp thời các thiên tai, hiểm họa (bão, lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại,...) và dịch bệnh cho người dân. Tiếp tục phổ biến tới các hộ gia đình các biện pháp tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa các bệnh dịch về đường tiêu hóa, đường hô hấp và sốt xuất huyết. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ cho người dân ở những vùng chịu tác động mạnh đến môi trường, bệnh dịch (đẩy mạnh chương trình nước sạch, chương trình chống bệnh truyền nhiễm, vệ sinh môi trường) nhằm giúp người dân thích ứng được với tác động do biến đổi khí hậu trong phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe đặc biệt là nhóm hộ dân nghèo và cận nghèo.

 

 

Phạm Yến

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline