Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/07/2025 02:07

Tin nóng

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Thứ tư, 02/07/2025

Những chính sách về tài nguyên, môi trường có hiệu lực từ tháng 3

Thứ hai, 03/03/2025 19:03

TMO - Quy định bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo và bộ chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 10/3. 2 bộ chỉ tiêu thống kê này liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên kết vùng về kinh tế, xã hội và môi trường liên quan đến biển nhằm cung cấp số liệu, đánh giá tình hình phát triển bền vững kinh tế biển của Việt Nam.

Nhiều chính sách mới liên quan đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2025. Trong đó, giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông phải có nội dung quy định thời gian được phép hoạt động khai thác trong ngày, trong khung giờ từ 5h đến 19h.

Cụ thể: (1) Từ ngày 1/3/2025, Nghị định 10/2025/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản bắt đầu có hiệu lực. Đang chú ý là quy định khung thời gian khai thác cát, sỏi lòng sông. Theo đó, Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông phải có nội dung quy định thời gian được phép hoạt động khai thác trong ngày, trong khung giờ từ 5h đến 19h. Căn cứ vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, thời tiết, thủy văn, UBND tỉnh quyết định thời gian khai thác cụ thể đối với từng giấy phép, hồ sơ đăng ký nhưng không vượt quá khung thời gian quy định nêu trên.

Liên quan đến việc sử dụng thông tin điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản, Nghị định mới quy định: Tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng thông tin về khoáng sản do mình đầu tư hoặc thông tin về khoáng sản thuộc sở hữu của Nhà nước hoặc tổ chức, các nhân khác đã được hoàn trả chi phí theo quy định tại Điều 3 Nghị định này và có quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước không được cung cấp, chuyển nhượng thông tin về kết quả thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường).

(Ảnh minh họa)

Sau 6 tháng kể từ ngày trữ lượng khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đã hết thời hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản mà tổ chức, cá nhân được phép thăm dò không nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được cung cấp thông tin về khoáng sản ở khu vực đó cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng để lập hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản, trừ trường hợp bất khả kháng. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thăm dò khoáng sản có trách nhiệm hoàn trả chi phí thăm dò cho tổ chức, cá nhân đã đầu tư thăm dò trước đó theo quy định của pháp luật.

(2) Quy chuẩn về nước khai thác thải của các công trình dầu khí trên biển có hiệu lực từ ngày 26/3, được quy định cụ thể tại Thông tư 16/2024/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước khai thác thải, dung dịch khoan và mùn khoan thải của các công trình dầu khí trên biển. Theo đó, nước khai thác thải là nước phát sinh từ các vỉa dầu khí (hỗn hợp của nước vỉa, nước bơm ép và dung dịch hỗn hợp các chất được đưa vào trong giếng) được tách ra trong quá trình khai thác dầu; Hàm lượng dầu mỡ khoáng trung bình ngày trong nước khai thác thải là trung bình cộng giá trị tổng hàm lượng dầu mỡ khoáng của 4 mẫu nước khai thác thải, mỗi mẫu được lấy cách nhau 6 tiếng trong 1 ngày.

Nước khai thác thải phải được thu gom, xử lý bảo đảm giá trị giới hạn cho phép của hàm lượng dầu mỡ khoáng trung bình ngày được quy định trước khi xả thải xuống vùng biển Việt Nam. Việc xả nước khai thác thải được đánh giá là tuân thủ và phù hợp với Quy chuẩn này khi kết quả quan trắc, phân tích của hàm lượng dầu mỡ khoáng trung bình ngày có trong nước khai thác thải sau khi xử lý không vượt quá giá trị giới hạn cho phép.

Về trách nhiệm, khi xả nước khai thác xuống vùng biển Việt Nam, dự án đầu tư, cơ sở khai thác dầu khí phải bảo đảm giá trị của hàm lượng dầu mỡ khoáng trung bình ngày trong nước khai thác thải không được vượt quá giá trị giới hạn cho phép theo quy định. Chủ đầu tư dự án khai thác dầu khí trên biển có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Quy chuẩn này trong quá trình hoạt động, đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ về việc xả nước khai thác cho các cơ quan quản lý khi được yêu cầu.

(3) Thông tư 01/2025/TT-BKHĐT quy định bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo và bộ chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/3.  Bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo và bộ chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh là bộ chỉ tiêu thống kê liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên kết vùng về kinh tế, xã hội và môi trường liên quan đến biển nhằm cung cấp số liệu, đánh giá tình hình phát triển bền vững kinh tế biển của Việt Nam.

Cũng theo thông tư trên, diện tích nuôi trồng thủy sản biển áp dụng quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) và tương đương là diện tích mặt nước biển được sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản đạt các tiêu chuẩn chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt và tương đương. Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) là quy phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản tương đương VietGAP như các tiêu chuẩn ASC (do Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản được thành lập bởi Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF và Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững Hà Lan IDH xây dựng và ban hành); tiêu chuẩn BAP (thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất do Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu GAA xây dựng và ban hành); tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản hữu cơ. Diện tích nuôi trồng thủy sản biển được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) và tương đương là kết quả cộng dồn diện tích nuôi trồng thủy sản biển được chứng nhận VietGAP hoặc chứng nhận khác tương đương (đang còn hiệu lực) trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

(4) Thông tư 53/2024/TT-BTNMT về quy trình kỹ thuật kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/3. Theo đó, các chỉ tiêu cần kiểm kê hệ sinh thái rừng gồm: Tổng diện tích rừng tự nhiên trong từng khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao; Tổng diện tích rừng ngập mặn trong từng khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao.

Quy trình kỹ thuật kiểm kê gồm các bước như: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến chỉ tiêu kiểm kê tính từ thời điểm kiểm kê trở về trước để làm số liệu nền của chỉ tiêu kiểm kê hệ sinh thái rừng; Tổ chức hoạt động điều tra thực địa được triển khai theo quy trình điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; Đánh giá, đối chiếu, so sánh giữa số liệu nền với số liệu thực tế đo đạc trên thực địa và làm rõ lý do sai lệch (nếu có);

Xây dựng bản đồ hiện trạng các hệ sinh thái rừng tự nhiên, rừng ngập mặn trong từng khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học và khu vực đa dạng sinh học cao đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ (nếu có); Ghi số liệu, kết quả tổng hợp vào biểu mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và gửi kết quả kiểm kê về Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường). Bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo và bộ chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh…/.

 

 

THẢO NGUYÊN

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline