Hotline: 0941068156

Thứ tư, 21/05/2025 09:05

Tin nóng

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng – Nhà khoa học dành trọn tâm huyết nghiên cứu về tài nguyên, môi trường

Đắk Lắk: Linh sam sông Hinh hơn 100 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân

[Phát triển kinh tế tư nhân] Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 21/05/2025

Nhiều tồn tại, vướng mắc trong công tác quy hoạch cần tập trung tháo gỡ

Thứ ba, 19/04/2022 15:04

TMO - Thời gian qua, Chính phủ đã quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Luật Quy hoạch, kịp thời tháo gỡ một số vướng mắc, nhất là thể chế, cơ chế, chính sách trong triển khai Luật Quy hoạch. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, còn nhiều tồn tại, hạn chế, khó khăn vướng mắc. 

Theo đó, công tác quy hoạch có vị trí, vai trò rất quan trọng, được Đảng, Nhà nước rất quan tâm. Luật Quy hoạch năm 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019 đã có cách tiếp cận, tư duy mới về quy hoạch của các cấp, các ngành. Các địa phương đã nâng cao nhận thức về công tác quy hoạch, về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của công tác quy hoạch trong phát triển kinh tế-xã hội của các ngành, địa phương.

Chính phủ đã quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Luật Quy hoạch, nhiều việc đã làm được. Quốc hội, Chính phủ đã kịp thời tháo gỡ một số vướng mắc, nhất là thể chế, cơ chế, chính sách trong triển khai Luật Quy hoạch. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, còn nhiều tồn tại, hạn chế, khó khăn vướng mắc. Theo các báo cáo của các bộ, ngành, cơ quan, quy hoạch là nhiệm vụ mới và khó, có nhiều quy định mới cả về nội dung và phương pháp lập; còn nhiều vấn đề chồng chéo, mâu thuẫn giữa Luật Quy hoạch với Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị; về nguồn lực thực hiện lập quy hoạch…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: NB

Giai đoạn 2011 – 2021 có 31 quy hoạch ngành quốc gia (trừ các quy hoạch xây dựng và đô thị thực hiện theo Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị) được phê duyệt. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Quy hoạch và Nghị quyết số 41/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội, số lượng quy hoạch phải lập là rất lớn (111 quy hoạch), phải hoàn thành trong thời gian ngắn, trong khi từ nay đến cuối năm 2022 còn rất nhiều nhiệm vụ cần giải quyết. Trước đó, ngày 27/7/2021, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 19/2021/QH15 về thành lập Đoàn giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành". Việc giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch của Quốc hội là cần thiết để thực hiện tốt Luật Quy hoạch.

Phát biểu trong phiên họp Chính phủ chuyên đề vào sáng 19/4 về đánh giá công tác lập các quy hoạch theo Luật Quy hoạch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị tập trung thảo luận, đánh giá rõ các kết quả đạt được, chưa được trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; việc ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến quy hoạch; việc lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia…; làm rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan…

Theo Thủ tướng, cần tập trung phân tích, làm rõ những khó khăn, vướng mắc như đánh giá tính khả thi về tiến độ lập quy hoạch; nội hàm của quy hoạch tổng thể quốc gia; mối quan hệ giữa các quy hoạch; vấn đề tích hợp trong quy hoạch; vấn đề lựa chọn tư vấn lập quy hoạch; nguồn vốn cho việc lập quy hoạch; nghiên cứu, đề xuất bổ sung việc điều chỉnh cục bộ, phạm vi, quy trình, thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch; đánh giá tác động việc bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể; cải cách hành chính trong quy hoạch; vấn đề kế thừa, chuyển tiếp; nghiên cứu, đề xuất việc phân cấp, phân quyền trong việc thẩm định, phê duyệt các loại quy hoạch…

Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp, phương thức giải quyết những tồn tại, bất cập, hạn chế để kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, vừa xử lý các vấn đề trước mắt, cấp bách nhằm nâng cao chất lượng, tiến độ lập quy hoạch thời gian tới, vừa hướng tới các giải pháp căn cơ, bài bản, lâu dài.

 

Lê Hùng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline