Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 02:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Nhiều thách thức trong phân loại rác tại nguồn

Thứ bảy, 19/04/2025 06:04

TMO - Mặc dù quy định phân loại rác tại nguồn đã được triển khai toàn diện trên cả nước, tuy nhiên tại Nghệ An, quá trình thực hiện vẫn gặp không ít khó khăn. Sự thiếu đồng bộ về hạ tầng, thói quen sinh hoạt, chưa có sự phối hợp nhất quán…là những rào cản lớn khiến công tác thu gom, phân loại rác chưa đạt hiệu quả cao.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định từ ngày 1/1/2025, việc phân loại rác sinh hoạt tại nguồn sẽ được thực hiện đồng bộ trên cả nước. Đây là một trong những giải pháp để giảm tải áp lực trong khâu thu gom, xử lý rác thải.

Phân loại rác thải tại nguồn góp phần làm giảm khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh phải vận chuyển, xử lý, tăng cường tái sử dụng chất thải hữu cơ, giảm thiểu ô nhiễm và các dịch bệnh từ rác thải gây ra. Thực hiện phân loại rác tại nguồn còn là ý thức, trách nhiệm của người dân đối với công tác bảo vệ môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật quy định nghĩa vụ phân loại rác thải sinh hoạt của mỗi gia đình, cá nhân. Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn làm giảm lượng rác thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý; giảm lượng rác chôn lấp, tiết kiệm tài nguyên đất; giảm ô nhiễm môi trường.

Phân loại rác tại nguồn sẽ tăng lượng rác tái chế, tái sử dụng - tận dụng, tiết kiệm tài nguyên, mang lợi ích kinh tế cho gia đình, gây quỹ cho hoạt động cộng đồng. Nhằm triển khai quy định phân loại rác tại nguồn trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, ngay từ giữa năm 2021, TP. Vinh (tỉnh Nghệ An) đã ban hành Đề án “Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Vinh giai đoạn 2021- 2025”, triển khai thí điểm tại một số xã, phường.

Dù có lợi ích song việc phân loại rác tại nguồn, tuy nhiên ở TP.Vinh chưa được triển khai rộng rãi và chưa có hiệu quả lâu dài, đồng đều do ý thức người dân chưa cao. Nhiều hộ gia đình chưa thực hiện, thậm chí chưa biết. Mặt khác, qua phản hồi của một số hộ dân, dù gia đình đã phân loại rác, song khi thu gom, công nhân vệ sinh lại đổ chung vào một xe, nên việc phân loại trở nên mất tác dụng.

Các mô hình thu gom, phân loại rác thải tái chế sẽ góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên. 

Đơn cử, tại phường Trường Thi, Hội Liên hiệp phụ nữ phường ban hành Kế hoạch triển khai gắn với xây dựng “tổ phụ nữ 5 không, 3 sạch” tại tổ 1, tổ 3 và tổ 4 đường Nguyễn Xí thuộc Chi hội khối 13, 50 hộ gia đình. Bước đầu, các hộ gia đình biết phân loại rác hữu cơ dùng để ủ phân bón, rác tái chế có thể bán gây quỹ, rác còn lại thì đem chôn lấp. Nhờ đó, lượng rác thải giảm đáng kể.  Định kỳ chủ nhật hàng tuần, rác thải tái chế được người dân tự thu gom, tập trung tại nhà văn hóa, khối lượng dao động khoảng vài trăm kilôgam mỗi tháng.

Số rác thải này sau đó được bán sung quỹ để hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách trên địa bàn. Tại Nghệ An, qua khảo sát, mỗi ngày tổng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong toàn tỉnh ước tính khoảng gần 1.850 tấn/ ngày (tương đương khoảng 673.000 tấn/năm), trong đó khoảng 65% là rác ở nông thôn, 35% rác thải đô thị. Số liệu đầu năm 2025 cho thấy, Nghệ An đã thu gom được 92,4% rác thải sinh hoạt, trong đó, tại đô thị  đạt 98,7%, nông thôn đạt 89,1%).

Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý khoảng 89,4%. Tuy nhiên, hầu hết lượng rác thải này đều thực hiện bằng phương pháp chôn lấp hoặc đốt thủ công, dẫn đến nguy cơ cao tác động tiêu cực đến môi trường sống và sức khỏe con người. Bên cạnh ý thức phân loại, thu gom, Nghệ An còn thiếu hạ tầng để triển khai đồng bộ quy định này.

Khu xử lý rác lớn nhất tỉnh - Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nghi Yên mới xử lý khoảng 800 tấn rác thải/ngày) mới chỉ đạt khoảng 50% tổng lượng rác phát sinh hằng ngày.  Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sau phân loại chưa đáp ứng, chưa phù hợp với rác đã được phân loại; chủ yếu áp dụng một phương pháp xử lý cho tất cả rác đã thu gom. Quy trình, công nghệ xử lý rác chưa phù hợp, thiếu đồng bộ…

Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong xử lý rác thải để tái sử dụng. 

Đại diện Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Nghệ An, cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa có nhà máy sản xuất phân vi sinh và nhà máy đốt rác nên sau khi thu gom, phân loại, tất cả đều chỉ xử lý bằng chôn lấp. Còn đối với Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Nghệ An thông tin, việc ưu tiên trong xử lý chất thải sinh hoạt của tỉnh là thu hút đầu các nhà máy xử lý chất thải, sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ để thực hiện các sáng kiến, giải pháp tốt về tái chế, tái sử dụng chất thải.

Về cơ chế, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Nghệ An đề xuất, cần sớm xây dựng và ban hành quy định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng đối với tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt; quy định về hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Một trong những hướng tiếp cận để nghiên cứu, xây dựng khung giá lĩnh vực này là đánh vào túi tiền của người dân, gia đình phát thải càng nhiều rác mức phí đóng càng cao;

Bên cạnh đó, các gia đình không phân loại rác sinh hoạt đầu nguồn thì đơn vị tiếp nhận xử lý rác có quyền từ chối; nếu để rác ùn ứ, gây ô nhiễm trong cộng đồng thì xử phạt…Thực tế, Nghị định 45/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định, từ ngày 1/1/2025, các hộ gia đình, cá nhân không phân loại rác sinh hoạt, không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt sẽ bị xử phạt từ 500.000 đến 1 triệu đồng. Các chung cư, tòa nhà văn phòng không bố trí thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn sẽ bị phạt từ 200 - 250 triệu đồng…

Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc tổ chức quản lý, phân loại chất thải rắn vẫn đang bộc lộ hàng loạt những tồn tại. Công tác xử lý, xử phạt vẫn chưa đủ sức răn đe để người dân nghiêm túc chấp hành, triển khai hoạt động phân loại rác tại nguồn. Đánh giá về công tác quản lý, xử lý rác thải tại Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung, nhiều chuyên gia cho rằng, việc xử lý rác thải hiện nay chưa được quan tâm đúng mức.

Cụ thể, một số chuyên gia cho hay, tại một số địa phương, công nghệ xử lý rác thải vẫn chủ yếu là chôn lấp hợp vệ sinh; chưa khai thác được các lợi ích từ việc tái chế, phân loại rác; giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải thấp; thiếu kinh phí đầu tư công nghệ và thiếu các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm phụ thu hồi…

Để hoạt động phân loại rác tại nguồn đạt hiệu quả cao, thì ý thức trong cộng đồng, người dân đóng góp vai trò quan trọng, góp phần hình thành lối sống xanh, văn minh, khơi dậy tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân đối với môi trường sống xung quanh và tương lai của thế hệ sau. Đây cũng là bước quan trọng trong việc xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn – nơi chất thải được coi là tài nguyên, góp phần phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.

 

 

Đình Thi

 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline