Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/07/2025 23:07

Tin nóng

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thủ tướng Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Đổi mới hoạt động Ban Cộng đồng bền vững

Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Hội nghị Trung ương 12: Tổng Bí thư đề nghị tập trung thảo luận kỹ 9 vấn đề cốt lõi

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Cần quyết tâm và sự đồng hành (Bài 3)

Xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan vụ chặt hạ rừng phòng hộ ven biển

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Chuyên gia Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nói gì? (Bài 2)

‘Nhiều thách thức nhưng mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 không phải bất khả thi’

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Thứ sáu, 18/07/2025

Nhiều quốc gia Đông Nam Á đầu tư phát triển điện hạt nhân

Thứ tư, 27/03/2024 14:03

TMO - Thái Lan, Philippines và Indonesia đẩy nhanh kế hoạch đầu tư các nhà máy điện hạt nhân vào thập kỷ tới để đạt mục tiêu trung hòa carbon.

Thái Lan sẽ công bố Kế hoạch phát triển điện lực quốc gia (PDP) đến năm 2037 vào tháng 9 tới. Trong đó, nước này dự kiến xây các lò phản ứng hạt nhân mô-đun nhỏ (SMR) công suất 70 MW. Trong khi đó, công suất lò có thể lên đến 300 MW. Địa điểm xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tiềm năng sẽ được chính phủ xem xét.

Thái Lan từng tính đầu tư điện hạt nhân từ những năm 2000. Nhưng vụ khủng hoảng năm 2011 tại nhà máy Fukushima Daiichi (Nhật Bản) khiến nỗ lực này bị gác lại. Sự phát triển của SMR gần đây khơi lại quan tâm của nước này. SMR tạo ra ít năng lượng hơn lò phản ứng thông thường và được coi là an toàn hơn. Mỹ, Anh và Trung Quốc là các nước đang phát triển mô hình này.

Nước này lên kế hoạch thúc đẩy điện hạt nhân trong bối cảnh các mỏ khí đốt ngày càng cạn kiệt và nhu cầu tiêu dùng điện tăng. Bangkok đã cam kết trung hòa carbon vào năm 2050, nên cần nguồn điện ổn định, thay thế khí đốt và than đá.

Nhà máy điện hạt nhân Bataan (Philippines) bị bỏ hoang từ năm 1986. 

Đối mặt với những thách thức về nhu cầu tiêu dùng điện tăng, mỏ khí đốt ngày càng cạn kiệt, Philippines cũng có kế hoạch phát triển điện hạt nhân. Dự kiến, lò hạt nhân thương mại của nước này sẽ vận hành vào 2030. Mô hình SMR cũng được xem là lựa chọn hàng đầu của Philippines. Bộ Năng lượng (DOE) nước này dự định thực hiện cuộc khảo sát để lấy ý kiến người dân về sử dụng năng lượng hạt nhân.

Gần nhất, một cuộc khảo sát tương tự được thực hiện vào 2019. Khi đó, 79% người dân Philippines được hỏi chấp thuận sử dụng và khôi phục Nhà máy điện hạt nhân Bataan bị bỏ hoang. 65% người dân đồng ý xây một nhà máy điện hạt nhân mới.

Ngoài ra, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là Indonesia cũng có kế hoạch lắp đặt điện hạt nhân 1.000-2000 MW vào đầu 2030. Than hiện chiếm khoảng 60% tổng nguồn điện nước này, trong khi Indonesia đặt mục tiêu trung hòa carbon vào 2060. Còn chính phủ Myanmar đang tăng hợp tác hạt nhân với Nga. 

 

 

Lê Thành 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline