Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 01/11/2024 07:11

Tin nóng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Thứ sáu, 01/11/2024

Nhiều lao động gặp khó khăn khi xóa bỏ lò gạch thủ công

Thứ sáu, 20/05/2022 09:05

TMO - Việc chấm dứt hoạt động sản xuất, xóa bỏ lò gạch thủ công trên địa bàn thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa hiện nay không đạt đúng tiến độ do Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra. Trên thực tế, đề án mới chỉ dừng ở việc thông tin, tuyên truyền mà chưa có giải pháp hiệu quả để chấm dứt lò gạch theo lộ trình quy định.

Để góp phần giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường từ các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung năm 2016, UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt Đề án phát triển vật liệu xây không nung trên địa bàn Khánh Hòa giai đoạn 2016 – 2020 (đề án 2109).

Theo đề án, đến năm 2020 phải chấm dứt hoạt động các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công. Tuy nhiên, đến nay đã quá hạn 2 năm so với kế hoạch nhưng việc chấm dứt hoạt động của các lò gạch thủ công tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Theo ghi nhận của PV, tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn thị xã Ninh Hòa vẫn còn hơn 36 cơ sở với 42 vỏ lò vẫn “đỏ lửa’” nằm gần khu dân cư, trường học... Các lò gạch vẫn hoạt động liên tục, xả khói mù mịt khiến chất lượng không khí tại khu vực này ô nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống sinh hoạt của người dân. 

Việc xóa bỏ các lò gạch thủ công trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Thành Huế 

Được biết, ngay khi có chủ trương về lộ trình chấm dứt sản xuất gạch nung thủ công, nhiều hộ kinh doanh tại đây đã bỏ lò gạch đứng, đầu tư xây lò gạch cải tiến theo kiểu lò nằm để giảm bớt tình trạng khói dày đặc, nhưng vẫn không thể cải thiện chất lượng môi trường. Năm 2017 và 2018, thị xã Ninh Hòa đã thực hiện tháo dỡ thành công 29 cơ sở sản xuất gạch nung, với tổng cộng 65 vỏ lò đứng. Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay tình hình thực hiện tháo dỡ chuyển biến chậm.

Thực tế cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong việc xóa bỏ lò gạch thủ công trên địa bàn thị xã Ninh Hòa. Trước tiên, xuất phát từ nhu cầu của người dân, đặc biệt là những gia đình khó khăn khi xây dựng nhà ở vẫn ưu tiên dùng gạch nung, bởi giá gạch thủ công rẻ hơn so với giá gạch tuynel. Bên cạnh đó, việc đầu tư một lò gạch đứng chỉ mất khoảng vài trăm triệu đồng, trong khi xây dựng lò gạch hiện đại như tuynel lại mấy hàng chục tỷ đồng.

Theo báo cáo của UBND thị xã Ninh Hòa, tính đến thời điểm hiện tại, tổng số lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất gạch khoảng 1.237 người, với độ tuổi trung bình 40 – 45 tuổi đã quá tuổi so với quy định tuyển dụng của đa số doanh nghiệp.

Việc tìm các giải pháp chuyển đổi ngành nghề, hỗ trợ công việc cho đối tượng lao động này vẫn còn nhiều nan giải. Đồng thời, do công nhân lao động đã quen với các công việc trong sản xuất lò gạch nên công tác đào tạo nghề sau khi các đối tượng này chấm dứt làm việc tại lò gạch thủ công là chưa phù hợp với thực tế. 

Chia sẻ với PV, các công nhân làm việc tại lò gạch bày tỏ: Khi nắm bắt được chủ trương UBND tỉnh Khánh Hòa ra quyết định chấm dứt, xóa bỏ hoạt động sản xuất lò gạch thủ công, chúng tôi đã chấp hành nghiêm chỉnh quy định. Tuy nhiên, hầu hết các lao động ở đây đều quá quen với công việc này, bên cạnh đó vì đã khá lớn tuổi, chúng tôi khó có thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng ở các công ty, chỉ có thể làm thuê ở các lò gạch. Việc xóa bỏ lò gạch thủ công sẽ khiến chúng tôi đối với với tình trạng thất nghiệp với những nỗi lo ổn định cuộc sống.

Việc xóa bỏ các lò gạch thủ công nhằm hiện đại hóa nghề làm gạch, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa những sự cố về chất lượng, có thể gây hậu quả đáng tiếc khi hoạt động sản xuất gạch bằng lò thủ công. 

Tuy nhiên, việc chấm dứt hoạt động hoàn toàn các lò gạch thủ công, thủ công cải tiến và lò đỏ đứng trên địa bàn thị xã Ninh Hòa còn nhiều khó khăn, đòi hỏi cơ quan quản lý địa phương căn cứ vào tình hình thực tế để có những giải pháp đồng bộ. Trong đó, việc đảm bảo đời sống cho người dân sau khi xóa bỏ các lò gạch thủ đông đang đặt ra bài toán khó tại địa phương này.

 

Liên Đăng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline