Hotline: 0941068156

Thứ tư, 26/02/2025 06:02

Tin nóng

Vĩnh Phúc: Trôi cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Thứ tư, 26/02/2025

Nguyên nhân khiến lũ lụt gây hậu quả thảm khốc ở Libya

Thứ bảy, 16/09/2023 12:09

TMO - Ngoài nguyên nhân bão mạnh, thảm họa lũ lụt ở Libya còn trầm trọng hơn do sự kết hợp của nhiều yếu tố, gồm cơ sở hạ tầng cũ kỹ, xuống cấp, cảnh báo không đầy đủ và tác động của cuộc biến đổi khí hậu đang gia tăng.

Cơn bão hôm 10/9 mang theo lượng mưa chưa từng có đã nhấn chìm các thành phố ở Libya, làm vỡ hai con đập ở phía Đông Bắc đất nước và gây ra trận lũ lụt kinh hoàng ở Derna. Theo Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (ICRC) tại Libya, cơn "sóng thần" do vỡ đập có thể cao tới 7m. Tính đến ngày 14/9 cho biết 11.300 người được xác nhận đã thiệt mạng trong thảm họa, trong đó gần 2.000 thi thể đã bị lũ cuốn ra biển. Giới chức thành phố Derna tin rằng số người chết có thể lên tới 20.000.

Liên Hợp Quốc đã điều nhóm ứng phó gồm 15 người đến hỗ trợ Libya. Giới chức Liên hợp quốc cũng cho rằng, Libya cần ưu tiên các trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn để hỗ trợ người bị mắc kẹt trong bùn lầy và dưới các tòa nhà bị sụp đổ. Đồng thời cần chuẩn bị trang thiết bị, chăm sóc y tế nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch tả do nguồn nước bị ô nhiễm.

Ước tính 1/4 thành phố Derna của Libya bị xóa sổ vì thảm họa lũ lụt do vỡ đập. 

Thành phố Derna ở phía đông Libya, tâm chấn của thảm họa, có dân số khoảng 100.000 người trước thảm kịch. Giới chức thông tin, ít nhất 10.000 người vẫn mất tích. Các chuyên gia cho hay, ngoài bão mạnh, thảm họa ở Libya còn trầm trọng hơn do sự kết hợp của nhiều yếu tố, gồm cơ sở hạ tầng cũ kỹ, xuống cấp, cảnh báo không đầy đủ và tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu đang gia tăng.

Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths cho rằng tác động của biến đổi khí hậu và thiếu năng lực ứng phó khẩn cấp trước thảm họa là hai nguyên nhân chính khiến hàng nghìn người thiệt mạng trong thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại tại Libya.

Bão Daniel tuần trước tàn phá Hy Lạp, quét qua Địa Trung Hải, sau đó đổ bộ bờ biển đông bắc Libya ngày 10/9, ảnh hưởng hàng loạt thành phố như Benghazi, Bayda và Derna. Do ảnh hưởng của bão Daniel, các khu vực này hứng chịu lượng mưa lớn kỷ lục ngày 10-11/9. Các khu vực này đều nằm ở thượng nguồn, nơi có địa hình cao, khiến nước lũ tích tụ và dồn về vùng duyên hải phía đông. 

Derna nằm sát bờ biển, có vị trí thấp so với khu vực còn lại, khiến nơi này dễ bị ngập lụt. Đất đai trở nên khô rắn sau một mùa hè nóng và kéo dài, khiến nước mưa có xu hướng đọng lại trên bề mặt nhiều hơn là ngấm xuống lòng đất. Đây được coi là một trong những yếu tố tạo ra lũ quét với tốc độ di chuyển nhanh. Những khu vực ẩm ướt hơn thường có đất tơi xốp, giúp hấp thụ phần lớn nước mưa và giảm thiểu phần nào nguy cơ lũ lụt.

Derna có hai con sông chảy qua, và được bảo vệ bởi hai con đập được xây dựng từ những năm 1970 để ngăn lũ. Tuy nhiên, do vùng này ít khi bị lũ lụt, hai con đập được xây dựng khá thô sơ, với phần lõi được đắp bằng đất sét, hai bên thân được gia cố bằng đá hộc và đá dăm. Bởi vậy, khi lượng nước từ vùng núi phía tây đổ về quá lớn, cả hai con đập đều nhanh chóng bị xói lở và vỡ, khiến khoảng 30 triệu m3 nước đổ về Derna. Ít nhất 20% thành phố đã bị phá hủy trong trận lũ.

Đề cập đến những vấn đề ưu tiên trong công tác hỗ trợ Libya khắc phục thảm họa do lũ lụt gây ra, ông Martin Griffiths cho rằng quốc gia Bắc Phi này cần các trang thiết bị để tìm kiếm và cứu nạn những người bị mắc kẹt trong bùn lầy và dưới các tòa nhà bị sụp đổ do lũ. Tiếp đó, ngoài nhu cầu về nhu yếu phẩm hằng ngày và nơi trú ẩn tạm thời, một vấn đề ưu tiên khác là cần chuẩn bị trang thiết bị và chăm sóc y tế cơ bản để ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh tả do nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm nước lũ.

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline