Hotline: 0941068156

Thứ tư, 21/05/2025 11:05

Tin nóng

Trung tâm Di sản Thế giới: ‘Việt Nam là điển hình trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản’

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng – Nhà khoa học dành trọn tâm huyết nghiên cứu về tài nguyên, môi trường

Đắk Lắk: Linh sam sông Hinh hơn 100 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân

[Phát triển kinh tế tư nhân] Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Thứ tư, 21/05/2025

Nguy cơ thiếu hụt năng lượng

Chủ nhật, 22/05/2022 15:05

TMO - Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên, một trong những biện pháp thiết thực là tiết kiệm năng lượng. Đây cũng là cách giảm chi tiêu ngân sách, bảo vệ nguồn nhiên liệu hóa thạch.

Nhiên liệu hóa thạch là hỗn hợp các loại nhiên liệu được tạo ra từ quá trình phân hủy kỵ khí của xác sinh vật chôn vùi cách đây hơn 300 triệu năm trong lòng Trái Đất. Việc tạo ra các loại nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu, khí tự nhiên, than đá từ tàn tích động, thực vật hóa thạch, nhiệt lượng và áp suất. Loại nhiên liệu này chứa một lượng lớn carbon và hydrocarbon. Có 4 loại nhiên liệu hóa thạch chính với đặc tính và nguồn gốc xuất xứ khác nhau gồm than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, đá phiến cát và đá phiến dầu.

Tuy nhiên, nhiên liệu hóa thạch lại gây ô nhiễm không khí. Việc đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra các khí độc hại như SO2, NOx, CO2,.... Đây là những khí có thể tạo thành mưa acid, gây ảnh hưởng xấu đến tự nhiên, sức khỏe con người và hủy hoại môi trường. Đồng thời, việc đốt nhiên liệu hóa thạch cũng tạo ra một lượng lớn xỉ và tro bay. Đây cũng là nguyên nhân khiến không khí ngày càng ô nhiễm nặng nề hơn. Ô nhiễm không khí từ các loại nhiên liệu hóa thạch còn gây ra nhiều loại bệnh cho con người, đặc biệt là các bệnh về tim mạch và đường hô hấp.

Nhu cầu sử dụng năng lượng tăng gấp nhiều lần vào khoảng năm 2050.

Trái Đất mất hàng triệu năm để tạo ra các loại nhiên liệu hóa thạch trong khi tốc độ khai thác và tiêu thụ của con người lại rất nhanh khiến nguồn nhiên liệu này ngày càng trở nên cạn kiệt bởi đây là nguồn tài nguyên không tái tạo được. Nếu cứ duy trì tốc độ khai thác và tiêu thụ như hiện nay thì trữ lượng dầu mỏ sẽ chỉ còn đủ dùng cho 53 năm nữa, lượng khí thiên nhiên thì còn khoảng 55 năm và than đá là 113 năm. Tại Việt Nam, nếu giữ nguyên tốc độ khai thác nguồn nhiên liệu này như hiện nay, sản lượng dầu mỏ chỉ còn khoảng 34 năm, khí thiên nhiên còn 63 năm và than đá là khoảng 4 năm. Chính vì vậy, Việt Nam và các nước trên thế giới đang hướng tới việc tiết kiệm triệt để nhiên liệu hóa thạch và sử dụng các nguồn năng lượng thay thế.

Việt Nam đang phải nhập khẩu xăng, dầu và sự biến đổi của thị trường thế giới ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế nội địa. Năm 2021, lượng xăng, dầu nhập khẩu của Việt Nam ở mức 6,96 triệu tấn, trị giá 4,14 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng và tăng 24,6% về trị giá so với năm 2020; giá trung bình là 593 USD/tấn, tăng 191 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước. Giá xăng, dầu tăng kỷ lục trong năm qua là nguyên nhân chính dẫn đến chi ngoại tệ để nhập nhóm hàng vọt lên trên 4 tỷ USD.

Theo dự báo của các tổ chức quốc tế và nhiều chuyên gia, đến năm 2050 nhu cầu về năng lượng ở Việt Nam sẽ tăng 15 lần và chất thải carbon phát ra do tiêu dùng năng lượng sẽ tăng 26 lần so với năm 2000. Bởi vậy, nếu không kịp thời có những chính sách phát triển năng lượng bền vững thì Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng trầm trọng.

 

Đức Nam

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline