Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 13:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các vụ cháy – Vấn đề không thể xem nhẹ

Thứ hai, 17/06/2024 14:06

TMO - Vừa qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra nhiều vụ cháy nổ gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Không chỉ vậy, hệ lụy sau những vụ cháy là những tác động đến môi trường rất lớn. Đặc biệt là môi trường xung quanh sẽ bị ô nhiễm do các chất độc hại khuếch tán vào không khí hoặc nguồn nước, sau đó thẩm thấu vào đất, gây nguy hại tới sức khỏe, đời sống người dân xung quanh khu vực xảy ra hỏa hoạn. 

Tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM, tốc độ đô thị hóa diễn ra hết sức mạnh mẽ, cùng với đó là số lượng các công trình, khu công nghiệp, khu dân cư, chung cư, chợ, trung tâm thương mại và các cơ sở kinh doanh ngày càng gia tăng cả về số lượng và quy mô. Trong khi đó, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, mật độ xây dựng dày đặc…cũng là những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ cháy nổ cao. Đặc biệt đối với việc chấp hành quy định về phòng cháy chữa cháy.

Chính vì vậy, khi cháy nổ xảy ra, thiếu điều kiện để cung cấp oxy, thành phần khí tạo ra khí độc như khí CO, kèm theo đó là bụi mịn ở dạng khói đen, sẽ lan truyền trong không khí, len lỏi trong căn hộ và môi trường sống xung quanh. Điều này gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người dân trong khu vực và lân cận.

Các vụ cháy không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường sống do bị ô nhiễm.

Môi trường không chỉ khu vực xảy ra vụ cháy mà môi trường khu vực lân cận 200m-300m hay đường kính 500m theo luồng gió tản ra sẽ bị ô nhiễm, nên môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bụi mịn đen trong làn khói cực độc vì kích thước nhỏ có thể đi vào sâu trong cơ thể qua đường hô hấp. Các loại khí độc làm con người thiếu oxy và thậm chí là nhiều người tử vong do ngạt chứ không chỉ do bị cháy. 

Bên cạnh đó, khi xảy ra cháy nổ, phải sử dụng nước để dập lửa, nước thải sinh ra trong quá trình dập cháy sẽ hòa tan với một số bụi, thành phần khí, kim loại và nước, biến nước thành nước ô nhiễm, sẽ đi vào các nguồn tiếp nhận như ao, hồ vùng lân cận hoặc đi qua khu vực có đất sẽ đọng lại, gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh vật sống xung quanh. Ngoài ra, các loại bùn thải, chất rắn sinh ra trong quá trình cháy trở thành chất thải rắn, thậm chí chất thải rắn nguy hại, nếu thu gom không cẩn thận sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi. 

Tùy theo mức độ, quy mô vụ cháy khiến mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh cũng sẽ khác nhau. Trên thực tế, tình trạng mất an toàn cháy nổ, nhất là tại các nhà dân, chung cư cao tầng, cơ sở sản xuất đã được cảnh báo không ít lần nhưng sau đó, những vụ cháy nổ gây hậu quả nghiêm trọng vẫn liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại về người và tài sản và tác động tiêu cực đến môi trường.

Chi nhánh hệ thống siêu thị Điện máy xanh. 

Để kiểm soát và giám sát hoạt động bảo vệ môi trường ở các đơn vị, nhà nước quy định khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đều phải có chương trình phòng chống ứng phó sự cố cháy nổ được thông qua. Tuy nhiên, hiện nay không ít doanh nghiệp, nhà chung cư, nhà cao tầng chưa quan tâm đúng mức đến hậu quả khi hỏa hoạn xảy ra, đặc biệt là việc chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy.

Đơn cử như ngày 06/5/2024 tại thông báo số 181/TB-UBND của UBND phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã có thông báo về việc Siêu thị điện máy xanh địa chỉ tại số 1283 Giải Phóng dừng mọi hoạt động, thực hiện nghiêm túc quyết định đình chỉ số 5332/QDĐC-CTUBND ngày 25/8/2020 của UBND quận Hoàng Mai. Lực lượng chức năng đã thiết lập rào chắn vây quanh phía trước khuôn viên Siêu thị Điện máy Xanh, đồng thời đề biển: Thông báo Cơ sở không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.  

Tuy nhiên vào sáng 13/05/2024, có mặt tại số 1283 Giải Phóng nhóm phóng viên ghi nhận cơ sở này vẫn mở cửa, đón khách và hoạt động kinh doanh bình thường dù không đủ điều kiện về PCCC. Tại đây, bày bán nhiều sản phẩm hàng hóa từ đồ gia dụng, máy giặt, điều hoà, tủ lạnh, thiết bị di động… 

Theo quan sát, khi khách hàng có nhu cầu mua sắm sẽ được bảo vệ của siêu thị hướng dẫn để xe tại một góc khuất phía bên hông siêu thị. Sau đó, bảo vệ sẽ chỉ dẫn cho khách hàng một lối đi nhỏ ngay phía sau tấm bảng cảnh báo. Tại đây, nhân viên siêu thị đã chờ sẵn để mở cửa, đón tiếp khách hàng. Bên trong siêu thị, các mặt hàng như TV, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện…được bày bán với đa dạng các mẫu mã, chủng loại. Nhân viên siêu thị liên tục tư vấn các mặt hàng một cách công khai, tỉ mỉ. 

Có thể dễ dàng nhận thấy các mặt hàng điện tử, điện lạnh được trưng bày tại đây đều là các mặt hàng tiêu thụ điện áp cao. Trong điều kiện không đảm bảo an toàn PCCC, việc các thiết bị này xảy ra sự cố, bắt lửa hay chập điện là điều hoàn toàn có thể xảy ra.  

Ngày 10/6/2024, phóng viên của Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường có buổi làm việc với UBND phường Hoàng Liệt, đại diện phường ông Đặng Trường Giang – cán bộ đô thị cung cấp một số giấy tờ, trong đó có văn bản của chi nhánh hệ thống Thế giới di động, tại văn bản này cũng chỉ ra nhiều tồn tại về vấn đề phòng cháy chữa cháy tại đây, đơn vị này cũng đang hoàn thiện để được thẩm định, dự kiến tới quý 4 năm 2024. Ngoài ra, mặt bằng mà đơn vị này đang sử dụng cũng được thuê lại từ đất của Tổng công ty bao bì Việt Nam.

Với những thông tin nêu trên, các cơ quan chức năng cần tiếp tục giám sát, kiểm tra, đôn đốc và tuyên truyền việc chấp hành các quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy. Đặc biệt trong bối cảnh trên cả nước gần đây liên tiếp xảy ra các vụ cháy gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống.

 

 

Vũ Lam – Anh Tuấn

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline