Hotline: 0941068156

Thứ tư, 14/05/2025 23:05

Tin nóng

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Thứ tư, 14/05/2025

Người dân nghẹn ngào trong Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thứ năm, 25/07/2024 15:07

TMO - Ngay từ sáng sớm 25/7, người dân ở khắp các tỉnh thành trên cả nước đã có mặt tại các tuyến phố quanh Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội với một niềm xúc động và tiếc thương vô hạn mong được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong. 

Ngay khi nghe tin Tổng Bí Thư từ trần, người dân cả nước không khỏi bàng hoàng, đau xót. Từ 6 giờ sáng ngày 25/7, đông nghịt người dân từ khắp các tỉnh thành trên cả nước như tỉnh Nam Định, Yên Bái, Thái Bình, Thái Nguyên…đều trở về Thủ đô, và có mặt tại khu vực đường dẫn vào Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, với mong muốn được vào viếng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.  

Dòng người nối dài đổ ở các tuyến phố quanh Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội để được vào viếng Bác.  

Tại phố Lò Đúc, chị Nguyễn Thị Hương, nghẹn ngào chia sẻ: Tôi đã có mặt từ 6h30 sáng với hi vọng được vào viếng Tổng Bí thư sớm nhất có thể. Bác Trọng là người lãnh đạo thanh liêm, giản dị, tận trung với nước, nghe tin bác mất, ngày nào tôi cũng buồn và nghĩ về bác. Bác ra đi để lại tiếng thơm muôn đời. Chỉ mong rằng các thế hệ trẻ mai sau sẽ luôn hướng về Tổ quốc như cách Tổng Bí thư đã hiến trọn đời mình cho non sông Việt Nam... 

Bà Đặng Thị Phượng ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình chia sẻ, ngay từ hôm qua, bà đã bắt xe từ Thái Bình lên Hà Nội, còn hôm nay, bà dậy từ 3 giờ sáng, di chuyển từ khu vực Linh Đàm ra Nhà tang lễ quốc gia. “Nghe tin Tổng Bí Thư từ trần, tôi vô cùng đau xót, bởi Tổng Bí thư là người có công với nhân dân Việt Nam quá nhiều. Để có được cuộc sống như ngày hôm nay, là nhờ ơn to lớn của các bậc tiền nhân cũng như các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ nước nhà, để rồi đến thời bình là sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng mà đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vậy nên dù tôi ở xa thế nào, ở đâu đi nữa, tôi nhất định phải tới tiễn đưa bác lần cuối. Hiện tại tôi rất mong được vào viếng bác Tổng Bí thư.

Nhiều người dân không thể giấu nồi niềm xúc động, tiếc thương trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. 

Đó cũng là nỗi niềm chung của rất nhiều người dân đang đứng chờ đợi tại khu vực đường Lò Đúc, lối dẫn vào Nhà tang lễ quốc gia, nơi diễn ra Lễ viếng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Để tới được Thủ đô Hà Nội, người dân cả nước không ngại đường xa đến tiễn biệt Bác.  

Nhiều người dân không quản ngại đường xá xa xôi, mang theo đồ ăn, chỉ mong về với Thủ đô để được vào viếng và tiễn biệt Bác. 

Cầm trên tay Thẻ Đảng viên đã 59 năm tuổi Đảng, đặc biệt, từng là bạn học với Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, ông Đỗ Mộng Hùng (90 tuổi, hiện đang sinh sống tại phố Lò Đúc, Hà Nội) nghẹn ngào, khi học tập cùng “bạn Trọng” mới hiểu sâu sắc hơn về khí chất dân tộc của Tổng Bí thư, mặc dù trước kia, cuộc sống vất vả, kham khổ nhưng tình cảm của Tổng Bí thư dành cho chúng tôi vẫn rất tốt đẹp, để đến đây viếng Tổng Bí thư, ông đã chuẩn bị từ 4 giờ sáng…  

Vẫn biết tuổi cao, sức yếu, sinh tử là lẽ trời, nhưng sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại niềm tiếc nuối khôn nguôi cho toàn thể người dân Việt Nam. Sự mất mát to lớn ấy khiến hàng triệu con tim xúc động, ngậm ngùi như mất đi chính người thân ruột thịt của mình.

Những ngày này, cả dân tộc hướng về Hà Nội - nơi đang diễn ra Lễ viếng Tổng Bí thư - một lãnh đạo mẫu mực, cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân cả nước. Ai cũng muốn đến tận nơi để đưa tiễn bác lần cuối, cũng như để bày tỏ lòng biết ơn.     

Trong lúc chờ đợi vào trong nhà tang lễ, nhiều người dân theo dõi lễ viếng Tổng Bí thư qua chương trình truyền hình trực tiếp. 

Thấu hiểu được niềm tiếc thương của người dân, đồng thời, nhằm bảo vệ an toàn tối đa, lực lượng chức năng đã tăng cường thắt chặt an ninh tại các điểm trực chốt. Thiếu tá Nguyễn Mạnh Huy (cán bộ Trung tâm Dữ liệu Quốc gia và dân cư, Cục C06 - Bộ Công an) cho biết, tổ công tác đã ở đây từ 3 giờ sáng 25/7 để phân luồng, đảm bảo an ninh và lấy danh tính của những người đã đi qua điểm chốt. Về máy móc thiết bị, Cục C06 đã chuẩn bị máy quét QR Code để công dân đến sử dụng thẻ CCCD gắn chíp xác minh danh tính. Ngoài ra người dân có thể vào ứng dụng VneID, xuất dữ liệu công dân để có thể đi qua điểm trực chốt. Tuy nhiên, dự kiến người dân có thể vào viếng Tổng Bí Thư từ sau 17h ngày 25/7. 

Lực lượng chức năng có mặt từ sớm để hướng dẫn người dân thời gian, quy định khi vào trong viếng Tổng Bí thư. 

Cùng với lực lượng chức năng, lực lượng thanh niên tình nguyện cũng sẵn sàng hỗ trợ người dân và phục vụ tang lễ Tổng Bí thư. Bạn Phan Kiều Linh, (sinh viên trường Đại học Lao động-Xã hội) chia sẻ, tôi rất tự hào khi được góp một phần sức lực nhỏ bé để cùng lực lượng an ninh hỗ trợ công việc Lễ tang Bác Trọng chu toàn hơn, tôi rất buồn trước sự ra đi của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, đau lòng khi Tổ quốc mất đi một người Lãnh đạo tài giỏi.   

Với công lao to lớn của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.

Lễ viếng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 07 giờ 00 phút đến 22 giờ 00 phút ngày 25 tháng 7 năm 2024 và từ 07 giờ 00 phút đến 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024.

Lễ truy điệu được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ viếng, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, TP.Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.

 

 

THU PHƯƠNG

 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline