Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 19:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Nghiên cứu đề xuất sửa đổi Tiêu chuẩn xây dựng mạng lưới cấp nước

Thứ bảy, 26/02/2022 19:02

TMO - Vừa qua, Hội đồng Tư vấn Bộ Xây dựng đã nhất trí nghiệm thu dự thảo Tiêu chuẩn Việt Nam “Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế” do nhóm nghiên cứu Hội Môi trường xây dựng Việt Nam thực hiện.

Đại diện nhóm thực hiện đề tài cho biết, TCXDVN 33: 2006 "Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành năm 2006, cách đây đã 15 năm. Trong thời gian đó, trên phạm vi toàn quốc đã có hàng trăm dự án cấp nước được hoàn thành, với nhiều loại vật liệu, công nghệ mới được áp dụng. Do đó, việc cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung và nâng cấp tiêu chuẩn này là rất cần thiết.

Ảnh minh họa

Qua việc tham khảo nhiều tiêu chuẩn nước ngoài có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu,  ý kiến của các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực cấp thoát nước và của các đơn vị tư vấn thiết kế như Cục Hạ tầng kỹ thuật, Hội Cấp thoát nước Việt Nam, Công ty cổ phần Cấp nước Bình Dương, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Thủy lợi, Đại học Xây dựng, nhóm đã xây dựng và cập nhật vào dự thảo Tiêu chuẩn những nội dung mới của QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng; QCVN 01-1:2018/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước dùng cho mục đích sinh hoạt; QCVN 08-MT 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt...

Ngoài ra dự thảo đã lược bỏ một số nội dung không còn phù hợp; điều chỉnh các hệ số tính quy mô công suất trạm/nhà máy cấp nước; bổ sung các nội dung mới về công nghệ, phân cấp mạng lưới thành 3 cấp, bảo vệ nguồn nước.

Hội đồng Tư vấn Bộ Xây dựng đánh giá đây là đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, với nội dung liên quan đến lĩnh vực tư vấn thiết kế, vật liệu, quy hoạch… Tuy nhiên cần nghiên cứu rà soát, chỉnh sửa một số đề mục, sử dụng thống nhất các thuật ngữ khoa học, điều chỉnh một số thông số tính toán để đảm bảo nâng cao cơ sở khoa học cũng như tính thực tiễn của dự thảo Tiêu chuẩn.

 

 

Hoài Dương

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline