Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 14:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Nghĩ về một thú chơi ngày Tết

Chủ nhật, 30/01/2022 14:01

TMO - Những năm gần đây, mỗi độ ápTết, những ai có dịp đi lại trên những con đường nối Thủ đô Hà Nội cùng các tỉnh thành phố vùng đồng bằng Bắc bộ với vùng núi Việt Bắc, Tây Bắc… ắt sẽ gặp cảnh những cành đào rừng được chở về nườm nượp. Không chỉ là một vài cành trên những chiếc xe con, mà là cả một xe tải, toàn đào là đào, nhiều cành to, có khi nguyên một gốc đào khi bung ra có thể chiếm cả một gian nhà, một phòng khách rộng hay một hội trường cơ quan. Không còn nghi ngờ gì nữa, từ ít năm nay đã hình thành một dịch vụ kinh doanh đào rừng phục vụ người thành phố chơi Tết.

Cần phải nói một chút về cái xuất xứ của dịch vụ này. Bắt đầu, đây xem như một thú chơi tao nhã, vô hại. Cuối năm, từ sau Rằm tháng Chạp, những ai có dịp đi thăm người thân, người làm ăn, công tác ở các vùng núi về quê ăn Tết hay mang theo một nhánh đào rừng. Trong khi các gia đình Hà Nội cùng một vài thành phố lân cận như Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định… thường kén đào bích Nhật Tân, sắc thắm, sai nụ, nhiều lộc biểu hiện cho sự sung túc, đủ đầy thì những cành đào mang về từ mạn Sơn La, Lai Châu, Hà Giang…lại có nét đẹp riêng, mộc mạc mà khỏe khoắn. Dạo ấy, trên những đoàn tàu ngày cận Tết từ Hà Nội xuôi Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định… bên những cành đào Nhật Tân truyền thống, thi thoảng xuất hiện nhánh đào rừng với dáng vẻ riêng, mang mùa xuân nơi biên cương về nơi phố thị. Với nhiều người thành phố, có được một nhánh đào rừng mà trưng ngày Tết cũng là một niềm vui, một thú chơi tao nhã. Đáng nói là những cành đào rừng khi ấy thường nho nhỏ, đúng nghĩa một nhánh đào rừng.

Đào rừng chủ yếu được đưa về Hà Nội tiêu thụ

Công bằng mà nói, người Hà Nội và nhiều đô thị vùng Đồng bằng Bắc Bộ đến với thú chơi đào rừng không phải không có lý do. So với những gốc, những cành đào phai, đào bích Nhật Tân ít nhiều được tạo thế theo khuôn khổ truyền thống, hầu như không khác nhau mấy tí, những cành đào rừng mang về từ Tây Bắc, Việt Bắc thường mỗi cành một vẻ, có nét đẹp riêng biệt. Từng là một đệ tử của thú chơi đào rừng từ cách nay vài chục năm, tôi đã có lần sướng run người khi nhận được một cành đào rừng từ Sapa gửi về. Sướng đến mức không thể cầm lòng mà phải mời ngay mấy ông bạn đến làm cuộc rượu thưởng đào mà không chờ được đến Tết. Một người bạn  bình phẩm: Đời một người chơi hoa, khó có được một cành đào như vậy lần thứ hai!

Đó là nói cái những cái Tết thời cách nay vài chục năm. Nhà cửa, xe cộ…tất thảy đều còn khó khăn. Giờ thì đã khác. Những quốc lộ 6, Quốc lộ 3, Quốc lộ 2 nối lên Việt Bắc, Tây Bắc giờ đã thênh thang, có những đoạn trở thành đường cao tốc, xe chạy trên trăm cây số giờ. Xe cộ cũng đã tốt hơn. Từ cái thú chơi đào rừng của người thành phố manh nha vài chục năm trước đã ra đời một dịch vụ làm ăn phát đạt và có nguy cơ biến thành một hoạt động xâm hại môi trường. Nói vậy không phải là quá lời. Gần như đã thành một chu trình bất biến. Cứ những ngày sát Tết, xe chở đào rừng nườm nượp xuôi về từ Lào Cai, Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình… tỏa đi các chợ hoa của Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định… Và rồi đến những ngày sau Tết, phần còn lại không nhỏ của những cành đào ấy, nhiều cành còn nguyên trong những vòng dây nilon xanh đỏ, lại bổ sung cho những “nghĩa địa đào” khô xác ngay tại những nơi vốn là chợ hoa nhộn nhịp dạo trong năm như  Nhật Tân, Lạc Long Quân…ở Hà Nội. Thậm chí có thể nói đó là một cuộc tàn phá những cánh rừng đào, cảnh đẹp trời ban của rừng núi phía Bắc Việt Nam. Điều đó đã nhỡn tiền. Nếu như vài chục năm trước, chỉ ngay ven đường quốc lộ là đã có được những cành đào ưng ý, nay thì dân chơi, và cả dân buôn phải đi sâu vào những thôn bản xa đường mới có thể “tầm” được những cành đào đẹp. Một viễn cảnh không xa, rừng đào Tây Bắc, từng được đưa vào phim, ảnh, văn học, hội họa…sẽ không còn. Đó là chưa kể những “nghĩa địa đào” mỗi năm một dày lên, ảnh hưởng tới cảnh quan cùng vệ sinh môi trường tại các đô thị do nạn phá đào một cách vô tội vạ này. Vài năm lại đây, không chỉ có đào. Sau đào rừng là đến lê rừng. Dịp sau Tết, những cành lê rừng được bầy bán khắp nơi. Và cũng như số phận của đào rừng, những cành lê không bán được lại bổ sung thêm cho đám rác thải trên đường phố Hà Nội.

Những cành đào lớn thường được người bán chào giá rất cao (có những cành giá trên 10 triệu đồng)

Nhân nói về rừng đào Tây Bắc, Việt Bắc, lại nhớ đến chuyện người Nhật bảo vệ một loài hoa mà họ yêu quý, hoa anh đào. Trong một lần thăm đất nước Mặt trời mọc đúng mùa hoa anh đào nở rộ, theo thói quen tôi nghĩ đến việc bẻ một nhánh anh đào nho nhỏ về làm kỉ niệm. Hỏi anh bạn hướng dẫn viên thì biết việc ấy hoàn toàn bị cấm. Mà cũng chẳng cần cấm. Người Nhật rất yêu hoa anh đào và họ bảo vệc loài hoa ấy một cách tự giác, không bởi một sự cấm kị nào. 

Tuy nhiên, thực tế những cành đào rừng lớn này lại chủ yếu phục vụ người dân đô thị ghé ngắm rồi...bỏ đi. 

Là người từng đeo đuổi thú chơi đào rừng, phải thừa nhận là những cành đào rừng có một vẻ đẹp tự nhiên, dân dã, phóng khoáng so với đào bích Nhật Tân, hay đào trồng trên những cánh bãi sông Hồng hiện nay. Cái đẹp tự nhiên, phóng khoáng làm say lòng người ấy khó từ bỏ. Có lẽ vì vậy mà ít năm gần đây, ở một số nơi, xuất hiện những vùng chuyên trồng đào, cung cấp cho người Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ những cành đào tự nhiên có vẻ đẹp không kém đào rừng. Một trong những điểm đến đó là xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình nổi tiếng với nghề trồng đào phai. Đào phai Đông Sơn khác đào Nhật Tân hay đào rừng Sơn La ở chỗ hoa có từ 5-6 cánh, màu hồng phớt, hương thơm thoang thoảng. Người Đông Sơn với cách làm bài bản, có quy hoạch đã bước đầu làm thỏa mãn thú chơi đào tự nhiên của người mê nét đẹp của những cành đào rừng. Vài năm gần đây, dịp cận Tết, nhiều người yêu hoa Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định… đã tìm về đây, thay vì lên những rừng đào Tây Bắc, Việt Bắc…

Và cũng không chỉ ở Đông Sơn, ngay trên cánh bãi sông Hồng của Nhật Tân Hà Nội, hay vùng núi Chí Linh Hải Dương, người yêu hoa cũng có thể thỏa mãn thú chơi của mình với những cành đào bích, đào phai có dáng tự nhiên khỏe khoắn không kém đào rừng mà người trồng đào đã khéo tạo ra để chiều theo thị hiếu của người chơi hoa, bên cạnh những gốc đào, cành đào truyền thống.

Những cành/cây đào rừng được người dân chăm sóc chu đáo lại rất đẹp, dù giá cao nhưng nhiều người vẫn lựa chọn mua về chơi Tết.

Có thể xem cách làm của người trồng đào Đông Sơn, Nhật Tân, Chí Linh… như một hướng đi phù hợp, vừa đáp ứng thú chơi của những người chót đam mê vẻ đẹp tự nhiên của đào rừng, vừa tạo dựng, đổi mới những làng hoa truyền thống. Tin rằng, cũng như tôi, nhiều người yêu hoa sẽ nhận thức được chơi đào rừng ngày Tết là một thú chơi cần xem lại. Cũng mong các cơ quan hữu trách có biện pháp quản lý thích đáng, phù hợp để giữ lại những rừng đào Tây Bắc, Việt Bắc khi còn chưa muộn, cũng là gìn giữ một nét đẹp của  rừng núi biên cương phía Bắc độ Xuân về.

 

 

Việt Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline