Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 16:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Nghệ An triển khai hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Thứ sáu, 16/02/2024 13:02

TMO - Hơn 1/2 diện tích có rừng của Nghệ An được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, qua đó góp phần bảo vệ, phát triển rừng đồng thời tăng thu nhập cho người dân.

Toàn tỉnh Nghệ An hiện có 962.230,69 ha rừng, trong đó có 789.933,97ha rừng tự nhiên, 172.296,52ha rừng trồng, độ che phủ rừng đạt 58,36%. Trong những năm qua, công tác quản lý bảo vệ rừng theo hướng xã hội hóa nghề rừng, phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của các nguồn lực, góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc bảo vệ phát triển rừng bền vững luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngành lâm nghiệp Nghệ An hết sức quan tâm và tập trung chỉ đạo quyết liệt bằng nhiều giải pháp, biện pháp. Trong các biện pháp quản lý và bảo vệ rừng, đã xuất hiện mô hình bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng rất hiệu quả. 

Năm 2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Nghệ An đã phát huy được vai trò quan trọng và là địa chỉ tin cậy trong việc huy động các nguồn lực của xã hội để bảo vệ và phát triển rừng. Thông qua việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã có tác động tích cực về mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đến nay, diện tích chi trả là 560.000ha (chiếm hơn 57% diện tích có rừng toàn tỉnh).

Việc thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã từng bước góp phần ổn định, đảm bảo diện tích rừng, duy trì độ che phủ của rừng. 

Việc thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã từng bước góp phần ổn định, đảm bảo diện tích rừng, duy trì độ che phủ của rừng, nâng cao chất lượng rừng và góp phần cải thiện chất lượng môi trường sinh thái ở Nghệ An. Năm 2023, nguồn thu của Quỹ đạt hơn 123,6 tỷ đồng (đạt 102% so với kế hoạch). Ngoài kinh phí chi trả tiền bảo vệ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng hàng năm (theo đơn giá của các lưu vực thuỷ điện) thì chính sách dịch vụ môi trường rừng cũng đã hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân phục vụ công tác bảo vệ rừng.

Năm 2023, Quỹ đã chi thanh toán đạt 116% so với kế hoạch được phê duyệt và đạt 100% số tiền thực phải chi cho các chủ rừng (tổng số tiền hơn 115,6 tỷ đồng). Đến nay, trên địa bàn Nghệ An, số đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng gồm 20.938 chủ rừng là hộ gia đình, cộng đồng và có 1.310 hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng. Ngoài kinh phí được chi trả theo kế hoạch, quỹ tỉnh đã tham mưu hỗ trợ bổ sung đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các lưu vực thuỷ điện...

Thực hiện nhiệm vụ thu, chi trồng rừng thay thế, năm 2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An đã triển khai thu tiền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng của 21 dự án là hơn 23,5 tỷ đồng. Nhờ nguồn thu đó, công tác trồng rừng thay thế được triển khai hiệu quả. Hiện nay, tổng diện tích đã thực hiện trồng gần 4600ha, trong đó, trồng rừng phòng hộ đạt hơn 1.133ha; trồng rừng sản xuất hơn 1.600ha; trồng cây phân tán (diện tích quy đổi) hơn 1.600ha.

Thời gian qua, nhờ có các giải pháp chỉ đạo quyết liệt, thực hiện đồng bộ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã phát huy tác dụng tích cực tới công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Rừng được bảo vệ tốt hơn, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh. Chính sách đã từng bước góp phần ổn định, đảm bảo diện tích rừng, duy trì độ che phủ của rừng, nâng cao chất lượng rừng và góp phần cải thiện chất lượng môi trường sinh thái. Cùng với đó, đã cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng...

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh đồng thời góp phần cải thiện sinh kế cho người dân.  

Hiện Nghệ An có khoảng 1 triệu ha rừng (trong đó, rừng tự nhiên hơn 789.000 ha; rừng trồng trên 224.000 ha). Tài nguyên đa dạng sinh học được phát hiện và ghi nhận khoảng 3.961 loài (khoảng 3.019 loài thực vật bậc cao, 942 loài động vật có xương sống lớn, nhỏ). Trữ lượng gỗ hiện có khoảng 91,0 triệu m3 (bao gồm, gỗ rừng tự nhiên khoảng 81,35 triệu m3; gỗ rừng trồng khoảng 9,65 triệu m3); trên 1,94 tỷ cây tre, mét, có nhiều loại cây dược liệu quý và các loại cây nguyên liệu làm hàng thủ công, mỹ nghệ. Sản lượng gỗ khai thác bình quân hàng năm đạt từ 1,2 - 1,4 triệu m3 gỗ rừng trồng và hàng ngàn tấn dược liệu, lâm sản ngoài gỗ.

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 31/3/2021 thành lập Khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại Nghệ An. Các điều kiện trên là tiền đề để bảo vệ môi trường sống một cách bền vững, và là nguồn cung cấp nguyên liệu tiềm năng cho các ngành sản xuất hàng hóa từ gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ, tạo nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh và ngành kinh tế lâm nghiệp.  năm 2023, ngành Lâm nghiệp đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ diện tích rừng hiện có là 962.230 ha.

Cùng với đó là triển khai hiệu quả công tác trồng rừng, đến nay, đã trồng được 16.072 ha và trồng 6,515 triệu cây phân tán, đồng thời, chăm sóc 54.000 ha rừng và khoanh nuôi 76.000 ha, đã tạo được hơn 42,06 triệu cây giống các loại. Trên diện tích rừng trồng tập trung, toàn ngành đã khai thác 1.282.670m3 và khai thác 1.143,2 tấn nhựa thông… Cùng với thực hiện tốt công tác chuyển mục đích sử dụng rừng, năm 2023, ngành Lâm nghiệp đã triển khai trồng 55,18734 ha rừng thay thế. Đến nay, toàn tỉnh đã có 15.614,17 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC (trong đó, diện tích rừng trồng là 14.775,37 ha và rừng tự nhiên là 838,90 ha) và thực hiện hiệu quả công tác chống chặt phá rừng, PCCCR và bảo tồn thiên nhiên...

Theo Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tạo nguồn lực tài chính quan trọng, góp phần giúp cải thiện thu nhập cho các ban quản lý rừng, người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc và người dân sinh sống ở khu vực miền núi tại vùng đệm các khu rừng đặc dụng và giáp ranh các khu rừng phòng hộ. Số liệu của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Trung ương cũng thống kê đến thời điểm này, cả nước có trên 228 ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ nhận được kinh phí chi trả từ dịch vụ môi trường rừng với tổng diện tích rừng được chi trả là trên 4,3 triệu ha và tương ứng với tổng số tiền là trên 1.663 tỷ đồng. 

Cụ thể, có 75 ban quản lý rừng đặc dụng được chi trả 1,35 triệu ha rừng, tương ứng với số tiền được nhận là 441 tỷ đồng và có 153 ban quản lý rừng phòng hộ được chi trả trên 2,95 triệu ha rừng, tương ứng với số tiền được nhận là 1.222 tỷ đồng. Tổng số tiền được hưởng từ dịch vụ môi trường của ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng đã được chi trả theo đúng quy định và nguồn thu đã tạo sự ủng hộ của người dân trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững tài nguyên rừng. Kinh phí thu được từ dịch vụ môi trường rừng đã giúp người dân có động lực trồng tái sinh rừng. Đây cũng là khởi nguồn của việc trồng rừng gỗ lớn, đảm bảo chất lượng rừng và nguồn cung ổn định cho sản xuất lâm nghiệp. 

 

 

Đức Bình

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline