Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 21/02/2025 23:02

Tin nóng

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Thứ sáu, 21/02/2025

Nghệ An: Phát hiện nhiều động vật quý hiếm trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

Thứ sáu, 08/11/2024 06:11

TMO - Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong (Nghệ An) phát nhiều loài động vật hoang dã có trong Sách đỏ sau khi bí mật đặt bẫy ảnh. Đặc biệt mới đây, đã ghi nhận loài mèo báo quý hiếm. Việc đặt bẫy ảnh rất phù hợp cho sự giám sát sự những đặc tính của cộng đồng động vật có tại nơi này.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Khu bảo tồn) là một trong 3 vùng lõi của Khu sinh quyển miền Tây Nghệ An, được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 9/2007.

Khu bảo tồn có diện tích hơn 90.000ha, nằm trên địa bàn 9 xã của huyện Quế Phong (Nghệ An) với độ đa dạng sinh học cao. Sau thời gian đặt bẫy ảnh tự động tại một số khu vực tại Khu bảo tồn kết quả đã ghi nhận nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN sinh sống tại đây,

Lãnh đạo Khu bảo tồn, cho biết qua việc đặt bẫy ảnh tại các trạm quản lý và bảo vệ rừng Thông Thụ 1, Thông Thụ 2, Đồng Văn 2 và Na Chạng (huyện Quế Phong, Nghệ An), đã cho thấy nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm đã được ghi nhận. Những loài này có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN. Các loài được ghi nhận có thể kể đến như mang thường (muntiacus vagialis), lợn rừng (sus scrofa), nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura), khỉ mốc (macaca assamensis), khỉ vàng (macaca mulatta), sơn dương (capricornis sumatraensis), mèo báo (prionailurus bengalensis), cầy giông sọc (viverra megaspila)… Các loài này được bẫy ảnh ghi nhận ở những thời điểm khác nhau trong ngày.

Trong số các loài trên, các loài nguy cấp quý, hiếm theo các quy định hiện nay gồm cầy giông sọc (viverra megaspila) thuộc nhóm nguy cấp; sơn dương (capricornis sumatraensis), khỉ cộc (macaca arctoides) thuộc nhóm dễ bị tổn thương. Đặc biệt mới đây tại Khu bảo tồn lần đầu tiên loài mèo báo (prionailurus bengalensis) được phát hiện. Mèo báo trưởng thành có trọng lượng 3-5kg, thân dài 450-550mm và đuôi dài 250-290mm.

Cá thể mèo báo được bẫy ảnh ghi nhận lần đầu tiên ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. (Ảnh minh hoạ). 

Được biết, phương pháp khảo sát bằng bẫy ảnh không gây hại cho động vật và được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về đa dạng sinh học tại Việt Nam. Phương pháp này đặc biệt hữu ích trong việc phát hiện các loài quý hiếm, khó phát hiện bằng quan sát trực tiếp. Bẫy ảnh có thể tự động ghi lại hình ảnh của tất cả các loài động vật có trọng lượng lớn hơn 500g di chuyển trước cảm biến; giúp tích lũy lượng lớn dữ liệu ở các khu vực xa xôi, địa hình hiểm trở.

Đặc biệt, phương pháp này cung cấp thông tin về sự phân bố, tập tính và tương quan giữa loài với các yếu tố con người và tự nhiên. Kết quả khảo sát bẫy ảnh đã cung cấp dữ liệu quan trọng về phân bố thời gian và không gian của các loài động vật trong khu bảo tồn.

Lãnh đạo phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Khu bảo tồn, cho biết, từ năm 2013, Khu bảo tồn đã phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức khoa học thực hiện thành công 13 đề tài nghiên cứu khoa học về động, thực vật rừng. Trong tương lai, Khu bảo tồn sẽ tập trung vào nghiên cứu chuyên sâu nhằm bảo tồn các loài quý hiếm và đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Theo các chuyên gia, Khu bảo tồn đã ghi nhận hơn 2.420 loài và dưới loài thuộc 885 chi, 208 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, 130 loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng, với 112 loài có trong Sách đỏ Việt Nam, 25 loài trong Nghị định 32 của Chính phủ và 15 loài trong Sách đỏ IUCN.

Khu bảo tồn được đánh giá cao về tính đa dạng sinh học, với sự hiện diện của nhiều loài động thực vật quý hiếm và nguy cấp. Thời gian tới, Ban Quản lý Khu bảo tồn tập trung vào việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học chuyên sâu, nhằm bảo tồn các loài quý hiếm và đặc hữu đang có nguy cơ tuyệt chủng cao, như các loài thực vật (sa mu dầu, pơ mu...) và động vật (vượn đen má trắng, sơn dương…). Đồng thời, Ban cũng sẽ quy hoạch khu bảo vệ đặc biệt và sưu tầm, trồng bổ sung cây bản địa vào Vườn thực vật ngoại vi.

Việc ứng dụng bẫy ảnh trong điều tra, giám sát đa dạng sinh học đã giúp ghi nhận và khẳng định sự có mặt của nhiều loài thú, trong đó có các loài nguy cấp, quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ IUCN. Kết quả thu được từ bẫy ảnh còn giúp xác định được các mối đe dọa và nguy cơ tác động đến sự đa dạng sinh học trong khu bảo tồn. Từ đó đưa ra các biện pháp quản lý, bảo tồn một cách hiệu quả.

Hoạt động này cung cấp, khẳng định hiện trạng động vật ở Pù Hoạt. Đây là tư liệu quý giúp cho đơn vị quảng bá, tuyên truyền về những loài động vật quý hiếm, cần được bảo vệ và cấm săn bắt.

 

Phương Nga

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline