Hotline: 0941068156

Thứ ba, 06/05/2025 14:05

Tin nóng

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

Thứ ba, 06/05/2025

Nghệ An: Bảo vệ nghiêm ngặt tài nguyên rừng khu vực biên giới

Thứ ba, 06/05/2025 06:05

TMO - Nghệ An đang triển khai các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt tài nguyên rừng tại khu vực biên giới, nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép và giữ gìn hệ sinh thái rừng đầu nguồn. Các lực lượng chức năng được tăng cường tuần tra, kiểm soát, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Tính đến nay, Nghệ An có 1.648.649 ha diện tích rừng tự nhiên, có 975.436,99 ha diện tích đất có rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 59,16 %. Trong đó, tổng diện tích diện tích rừng biến động gồm: Diện tích rừng trồng là 178.358 ha, tăng 6.936 ha so với cùng kỳ năm 2023, diện tích rừng tự nhiên là 797.078 ha, tăng 6.725 ha so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân diện tích rừng tự nhiên tăng là do hoạt động lâm sinh khoanh nuôi tái sinh rừng đạt tiêu chí thành rừng.

Tuy nhiên, trên tuyến biên giới đất liền tỉnh Nghệ An có diện tích rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ rất lớn với sự đa dạng về sinh học. Nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, rừng phòng hộ bao bọc các bản làng, cụm dân cư biên giới.

Trong điều kiện cuộc sống còn nhiều khó khăn, sinh kế hạn chế, một bộ phận người dân địa phương vẫn phải dựa vào rừng để mưu sinh bằng việc khai thác lâm sản phụ, khiến nguy cơ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị xâm hại, diễn ra cháy rừng trong mùa nắng nóng do sự bất cẩn của người dân là rất cao.

Trong cao điểm nắng nóng, nhiều địa bàn ở khu vực biên giới tỉnh Nghệ An đã xuất hiện các đợt nắng nóng kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao. Trước tình hình đó, các đồn Biên phòng thuộc Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Nghệ An trên tuyến biên giới đất liền đã chủ động tổ chức các đợt tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân.

Các đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý rừng phòng hộ các huyện, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Vườn quốc gia Pù Mát để vận động nhân dân chủ động phòng, chống cháy rừng. Theo kế hoạch đã được thống nhất từ trước, tổ công tác gồm cán bộ, nhân viên Đồn Biên phòng Môn Sơn, Vườn quốc gia Pù Mát và UBND xã Môn Sơn đã ngược dòng sông Giăng, đến địa bàn hai bản Cò Phạt và Búng để tổ chức tuyên truyền pháp luật cho nhân dân. Hai bản này nằm giữa vùng lõi của Vườn quốc gia Pù Mát, là nơi định cư lâu đời của đồng bào dân tộc Đan Lai.

Lực lượng chức năng tuần tra, giám sát, bảo vệ rừng khu vực biên giới tỉnh Nghệ An. (Ảnh: BNA). 

Do điều kiện sống biệt lập, giao thông cách trở, trình độ dân trí chưa đồng đều, mặc dù đã nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương và BĐBP, song cuộc sống của bà con nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ được BĐBP thông báo trước, phần lớn bà con ở bản Cò Phạt và Búng đã thường xuyên tham gia buổi tuyên truyền pháp luật.

 Tại các cụm dân cư biên giới, tổ công tác của Đồn Biên phòng Môn Sơn và các lực lượng liên quan đã tập trung tuyên truyền để người dân hiểu rõ các hành vi xâm hại rừng là vi phạm pháp luật. Đồng thời, bà con được nhắc nhở về những thói quen sinh hoạt, lao động sản xuất có thể gây cháy rừng, từ đó nâng cao ý thức phòng tránh. Bên cạnh đó, các lực lượng đã vận động các hộ dân trong bản Cò Phạt và Búng ký cam kết cùng chung tay bảo vệ rừng đầu nguồn, phòng, chống cháy rừng. Đại diện Đồn Biên phòng Môn Sơn cho biết, thời gian qua, đơn vị đã triển khai công tác tuyên truyền pháp luật cho nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng, mang lại hiệu quả thiết thực.

Hiện nay, các tổ công tác của đơn vị đang phối hợp với các lực lượng liên quan và chính quyền địa phương tích cực bám sát các bản làng để vận động bà con nâng cao ý thức phòng, chống cháy rừng. Bên cạnh đó, đơn vị còn trang bị cho người dân những kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống khi xảy ra cháy rừng tại khu vực định cư. Khu vực biên giới tỉnh Nghệ An có diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn rất lớn, đặc biệt hai khu vực có giá trị sinh học cao là Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt và Vườn quốc gia Pù Mát, cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, các đồn Biên phòng đã ký kết quy chế phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ các huyện, các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia để cùng bảo vệ rừng đầu nguồn. Từ đó, công tác tuyên truyền pháp luật được triển khai sâu rộng đến người dân, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng trong bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng. Song song với hoạt động tuyên truyền, BĐBP còn phối hợp huy động lực lượng như Công an xã, dân quân và cán bộ các lực lượng chức năng tổ chức tuần tra biên giới, kết hợp bảo vệ rừng.

Tổ chức tuyên truyền bảo vệ rừng cho bà con, đồng bào dân tộc thiểu số. (Ảnh: VL). 

 Trong số các địa phương phía Tây tỉnh Nghệ An, huyện Tương Dương có diện tích rừng đầu nguồn lớn, phân bố chủ yếu ở khu vực biên giới. Tuy nhiên, do diện tích rừng rộng, lực lượng chuyên trách còn mỏng nên công tác bảo vệ và phát triển rừng tại đây gặp không ít khó khăn, thách thức. Trên cơ sở quy chế phối hợp, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tương Dương và các đồn Biên phòng: Tam Quang, Tam Hợp, Nhôn Mai đã triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng và đảm bảo hiệu quả công tác phòng, chống cháy rừng.

Đại diện Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tương Dương chia sẻ, thời gian qua, đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với các đồn Biên phòng trên địa bàn huyện Tương Dương để triển khai tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng khu vực biên giới. Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác phối hợp tuyên truyền pháp luật nhằm nâng cao ý thức cho người dân.

Đồng thời, đơn vị cử lực lượng tham gia tuần tra cùng BĐBP để kịp thời phát hiện và xử lý các dấu hiệu xâm hại rừng. Bên cạnh công tác tuyên truyền, tuần tra bảo vệ rừng và biên giới, BĐBP còn phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai nhiều mô hình phát triển kinh tế nhằm giúp bà con sinh sống tại vùng đệm, vùng lõi rừng đặc dụng ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững.

Việc quản lý chặt chẽ tài nguyên rừng gắn liền với kiểm soát địa bàn, giúp ngăn chặn các hoạt động xâm nhập, vận chuyển lâm sản trái phép qua biên giới, góp phần đảm bảo chủ quyền lãnh thổ. Bên cạnh đó, bảo tồn bền vững rừng vùng biên là tiền đề để phát triển sinh kế bền vững cho người dân, thông qua các mô hình lâm nghiệp cộng đồng, du lịch sinh thái, và khai thác lâm sản phù hợp, tạo sinh kế lâu dài cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

 

Minh Ngân

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline