Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 14:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Ngày xuân nói chuyện Cây Di sản

Thứ ba, 25/01/2022 20:01

TMO - Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà không kém phần lý thú. Đó là đúng lúc tôi được hầu chuyện GS-TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam, Anh hùng Đa dạng sinh học ASEAN tại nhà riêng của cụ ở Hà Nội  thì VTV đưa tin: Trong ngày đầu tiên của chuyến thăm chính thức Nhật Bản, trưa 23/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm tỉnh Tochigi. Tại đây, Thống đốc tỉnh Tochigi Fukuda Tomikazu mời Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm vườn truyền thống Nhật Bản, chiêm ngưỡng cây tùng 550 tuổi…

Một sáng kiến vì cộng đồng

Sự kiện người đứng đầu Chính phủ dành thời gian trong chuyến thăm đầy bận rộn để chiêm ngưỡng “lão tùng” ở đất nước Hoa Anh đào như tiếp thêm sự hứng khởi cho GS-TSKH Đặng Huy Huỳnh. Với chất giọng Quảng Nam nhỏ nhẹ mà dễ nghe của một người đã nhiều năm sống ở Thủ Đô, nhà khoa học tuổi đã ngoài chín mươi chia sẻ với tôi những kỉ niệm trong hành trình vinh danh Cây Di sản Việt Nam (Cây DSVN).

GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh

Những năm đầu của thế kỉ XXI, trong làn sóng đô thị hóa và những tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, cây xanh nói chung và cây cổ thụ ở Hà Nội có hiện tượng bị xâm hại. Nhiều trường hợp các cây cổ thụ bị đóng đinh, treo đèn, treo biển quảng cáo. Thậm chí vì lợi ích kinh doanh, một số chủ cửa hàng còn ngấm ngầm “bức tử” cây bằng cách đổ nước sôi, hóa chất từng ngày. Và những hiện tượng đó không chỉ xảy ra ở Hà Nội.

Năm 2010 là dịp Đại lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, cũng được chọn là năm Đa dạng sinh học quốc tế. Để hưởng ứng những sự kiện trọng đại nói trên, nhằm góp phần  bảo vệ những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, từ kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canađa, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapo…, Hội bảo vệ Thiên Nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã có sáng kiến tổ chức Sự kiện Vinh danh Cây DSVN. Sự kiện được khởi đầu với việc vinh danh quần thể 9 cây muỗm cổ thụ 700 năm tuổi ở đền Voi Phục, Thụy khê Hà Nội. (Tiện đây cũng xin nói, Hà Nội có hai đền Voi Phục, một ở Thủ Lệ, quận Cầu Giấy, thuộc Tứ Trấn Thăng Long- Hà Nội, và một nằm tại số 251 đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ). Từ đó đến nay VACNE đã xét duyệt, công nhận và vinh danh được trên 5.600 cây cổ thụ thuộc 120 loài thực vật bậc cao ở hầu khắp các tỉnh, thành trong cả nước, từ địa đầu phía Bắc Cao Bằng, Hà Giang cho đến cực nam của đất nước như Cà Mau, Kiên Giang, từ núi cao Trường sơn Tây Nguyên tới Côn Đảo, Trường Sa. Ngay trong năm 2021 vừa qua, tuy gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài nhưng hoạt động bảo tồn Cây DSVN vẫn được triển khai hiệu quả với trên 150 cây Di sản được công nhận.

Quần thể lộc vừng cổ thụ trên 1.000 năm tuổi tại xã Chương Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2013.

Ai trong chúng ta cũng từng có những kỷ niệm về một làng quê với cây đa, bến nước, sân đình. Là những cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm, Cây DSVN là một phần không thể tách rời, là biểu tượng của mỗi vùng đất, cộng đồng dân cư. Những ai đã từng chiêm ngưỡng một cây cổ thụ hàng trăm, hàng ngàn năm tuổi tỏa bóng xuống làng quê yên ả, thanh bình đều hiểu rõ ý nghĩa của việc này. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, du lịch sinh thái…mỗi cây hoặc quần thể Cây DSVN được tôn vinh còn có giá trị tinh thần, gắn với truyền thống văn hóa của một vùng đất, phong tục tập quán của một cộng đồng dân cư.

Hơn mười năm qua, bằng những lợi ích ngày càng được khẳng định trong đời sống kinh tế-xã hội, sự lan tỏa rộng rãi trong các cộng đồng dân cư mọi miền đất nước, có thể nói Sự kiện Vinh danh Cây DSVN thực sự là một sáng kiến vì cộng đồng và cũng bởi vậy mà được cộng đồng người dân hưởng ứng, tích cực tham gia.

Những cụ cây kể chuyện

Tồn tại qua hàng trăm, hàng ngàn năm, trải bao biến thiên, thăng trầm tự nhiên và xã hội, Cây DSVN có thể ví như một bộ sử sinh động, phong phú. Câu chuyện về Cây DSVN ở Hà Nội là một minh chứng. Hà Nội hiện có khoảng 2.000 cây cổ thụ, phân bố ở khắp các quận, huyện nội, ngoại thành, nhiều cây có tuổi đời  đến hàng ngàn năm. Đây là di sản thiên nhiên vô cùng quý giá, là nguồn gen thực vật, có sức chống chịu, thích nghi với những biến cố của thời gian và gắn bó với người dân mỗi địa phương cũng  người Hà Nội nói chung qua bao thế hệ. Mỗi cây, quần thể cây được vinh danh Cây DSVN hầu như đều gắn bó với những di tích lịch sử, những truyền thuyết, giai thoại, nét văn hóa, phong tục …của một vùng đất, cộng đồng. Những lão mộc  trường tồn cùng thời gian trải qua bao biến thiên lịch sử cũng như sự khắc nghiệt của thời tiết luôn là những chứng nhân về lịch sử, tán lá xanh rì rào trong gió như đang kể câu chuyện về đất nước, quê hương. Người Hà Nội dường như ai cũng  biết đến và tự hào về cây thị ở đình Chèm, cây muỗm ở đền Quán Thánh, cây gạo ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia, cây đa đền Bà Kiệu ven Hồ Gươm…Cũng  có những cây gắn với tên tuổi các danh nhân như Cây Đa Bác Hồ trồng trong công viên Thống Nhất năm 1960, cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ Prasat trồng ở chùa Trấn Quốc năm 1958. Xa hơn nữa, rặng Duối cổ thụ ngàn tuổi ở Đường Lâm tương truyền là nơi Ngô Quyền buộc voi và ngựa chiến sau các cuộc tập trận cùng nghĩa quân để chuẩn bị tiến về vùng cửa sông Bạch Đằng đánh quân Nam Hán. Rặng duối được dân làng Cam Lâm coi như bậc Thần linh, luôn bao bọc, chở che và giúp đỡ người dân trong vùng.

Cây trôi cổ thụ nghìn năm tuổi ở làng Bình Đà, huyện Thanh Oai, Hà Nội được công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2016.

Có thể nói, mỗi sự kiện Cây DSVN được vinh danh, là thêm một lần những trang sử vẻ vang của một vùng đất, một cộng đồng, và của đất nước được ôn lại, tôn vinh…góp phần nêu cao truyền thống tốt đẹp của quê hương. Và cũng nhờ vậy, người dân, chính quyền  địa phương càng hiểu hơn về giá trị của Cây DSVN quan tâm hơn đến việc quản lý, chăm sóc, bảo vệ cây như gìn giữ một di sản quý báu của cộng đồng. Ở hầu hết các địa phương có Cây DSVN, người dân đều thành lập các tổ, nhóm bảo vệ chăm sóc cây, nòng cốt thường là cán bộ văn hóa xã, phường. Cứ như vậy, được vinh danh, giữ gìn bảo vệ,hàng ngàn Cây DSVN đã, đang và sẽ còn kể mãi những câu chuyện về đất nước con người Việt Nam với bề dầy hàng ngàn năm lịch sử.

Suy nghĩ trước thềm năm mới

Nhân nói đến Cây DSVN, lại nhớ đến Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ. Ngày 1/1/1960, với sự kiện Bác Hồ trồng cây đa ở công viên Thống nhất, Tết trồng cây chính thức được phát động và  trở thành một phong tục tốt đẹp của người dân Việt Nam trên khắp mọi vùng miền đất nước. Tác dụng to lớn của Tết trồng cây, không chỉ với ý nghĩa mang lại mầu xanh cho đất nước, mà còn là sự hun đúc và nuôi dưỡng tâm hồn tốt đẹp của người dân là điều đã được khẳng định suốt hơn sáu mươi năm qua.

Sinh thời, cùng với việc kêu gọi, nêu gương cho toàn Đảng, toàn dân thực hiện Tết trồng cây, Bác Hồ còn luôn nhắc nhở mọi người phải bảo vệ, gìn giữ cây xanh, nguồn tài nguyên quý báu của đất nước. Khi nói về Tết trồng cây, Bác Hồ luôn nhấn mạnh việc trồng cây mới phải đi đôi với chăm sóc cây cũ. Ôn lại lời Bác, càng thấy ý nghĩa của việc tổ chức vinh danh và bảo vệ Cây DSVN mà VACNE phát động, duy trì với những kết quả đáng ghi nhận suốt nhiều năm qua.

Yêu trẻ trẻ đến nhà

Kính già già để tuổi cho

Trong cuộc trò chuyện với GS-TSKH Đặng Huy Huỳnh chiều cuối năm ấy, không hiểu sao tôi cứ nghĩ đến câu thành ngữ trên. Đến xuân Nhâm Dần này, nhiều người trong số các nhà khoa học cao tuổi ở VACNE, những giáo sư, tiến sĩ có công khởi xướng và duy trì hoạt động Vinh danh Cây DSVN suốt những năm qua đã ở tuổi đại thọ, tám, chín chục tuổi. Tính ra khi bắt tay thực hiện sáng kiến tôn vinh và bảo tồn Cây DSVN năm 2010 thì các cụ đều đã ở tuổi xưa nay hiếm, như Chủ tịch Hội TS Nguyễn Ngọc Sinh đã trên 70 tuổi, GS-TSKH Đặng Huy Huỳnh đã ngoài 80. Vậy mà suốt những năm quacác cụ  vẫn bền bỉ với những chuyến đi bằng đủ mọi phương tiện, hầu hết là với kinh phí tự trang trải đến những vùng sâu, vùng xa Tây Bắc, Tây Nguyên, Trường Sa…để thực hiện ý tưởng tốt đẹp mà mình khởi xướng. Nhiều khi để vào tới địa điểm có cây cổ thụ phải đi bộ hàng ngày đường, như chuyến đi tới quần thể Pơ mu hàng trăm năm tuổi ở Tây Giang, sát biên giới Việt Lào. Ngay trong năm 2021, dù đã ở tuổi ngoài 90, Chủ tịch Hội đồng Cây Di Sản Việt Nam GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh vẫn lặn lội cùng các chuyên gia lâm nghiệp VACNE đến kiểm tra hiện trạng cây sấu cổ thụ được công nhận là Cây DSVN năm 2014 và khảo sát, chuẩn bị cho việc vinh danh Cây Sau Sau cổ thụ trong quần thể di tích Quốc gia đặc biệt khu rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng.

Từng biết đến và hâm mộ sự kiện vinh danh Cây DSVN, cũng từng rất tự hào giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế Lão mộc Dã Hương ngàn  năm tuổi trên quê hương Lạng Giang của mình, nhưng phải đến buổi chiều đầu Đông ấy, tôi mới có những hiểu biết một cách đầy đủ về hoạt động có ý nghĩa sâu sắc cùng sự lan tỏa rộng rãi này, như một cậu học trò nghe bài giảng của vị giáo sư cao niên đáng kính. Tự nhiên cứ nghĩ, phải chăng nhờ được các lão đại mộc hàng trăm, hàng ngàn năm tuổi che chở, truyền năng lượng mà các bác, các cụ đã vượt qua những thách thức về sức khỏe, tuổi tác để theo đuổi công việc đầy ý nghĩa này.

Chia tay GS-TSKH Đặng Huy Huỳnh, tôi cứ suy nghĩ mãi về một mong muốn cụ chia sẻ trước thềm năm mới, đó là làm sao có một dự án nghiên cứu về Cây DSVN, trước mắt có thể chỉ là trên địa bàn Hà Nội, để phân loại, đánh giá tổng thể từ đó có giải pháp bảo vệ, gìn giữ kho báu vô giá này của đất nước.

Lại nghĩ, chính các cụ cũng đang là vốn quý của đất nước cần được nâng niu, chăm sóc…

 

 

Ghi chép của Việt Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline