Hotline: 0941068156

Thứ ba, 22/07/2025 23:07

Tin nóng

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thủ tướng Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Đổi mới hoạt động Ban Cộng đồng bền vững

Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Hội nghị Trung ương 12: Tổng Bí thư đề nghị tập trung thảo luận kỹ 9 vấn đề cốt lõi

Thứ ba, 22/07/2025

Ngày Môi trường Thế giới 5/6: Cảnh báo nguy cơ ô nhiễm nhựa toàn cầu

Thứ năm, 05/06/2025 09:06

TMO - Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2025 do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Chống ô nhiễm nhựa” (Beat Plastic Pollution), nhằm kêu gọi cộng đồng hành động quyết liệt để giải quyết rác thải nhựa, một trong những thách thức môi trường cấp bách hiện nay. 

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cảnh báo, ô nhiễm nhựa đang lan rộng với tốc độ báo động, đe dọa mọi hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Theo UNEP, nếu không có biện pháp kiểm soát, đến năm 2040 lượng nhựa rò rỉ vào môi trường có thể tăng thêm 50%.

Vi nhựa đã hiện diện trong thực phẩm, nguồn nước và không khí, tạo ra các rủi ro nghiêm trọng về y tế và môi trường. Tình trạng ô nhiễm nhựa đang tác động lên cả chuỗi thực phẩm của con người, khi vi nhựa được phát hiện trong nước uống, muối biển, thậm chí cả nhau thai của thai nhi. Mặc dù cơ chế hấp thụ và tích tụ vi nhựa trong cơ thể vẫn đang được nghiên cứu, song các chuyên gia cảnh báo nguy cơ viêm nhiễm, rối loạn nội tiết, và biến đổi gen là vô cùng hiện hữu.

Trước thực trạng này, UNEP đề xuất xây dựng một hiệp ước toàn cầu có tính ràng buộc pháp lý nhằm giải quyết triệt để ô nhiễm nhựa. Hiệp ước sẽ bao phủ toàn bộ vòng đời sản phẩm, hướng đến thiết kế bền vững, giảm sử dụng nhựa một lần và tăng cường tái chế. Hơn 170 quốc gia đã tham gia tiến trình đàm phán, với mục tiêu hoàn tất văn kiện vào năm 2025. Một trọng tâm chính sách được nhiều quốc gia tập trung là làm cách nào hạn chế đồ nhựa, đặc biệt là các sản phẩm nhựa dùng một lần.

Những cảnh báo về tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa toàn cầu đòi hỏi các quốc gia cần đẩy mạnh triển khai các giải pháp trong thu gom, xử lý hiệu quả rác thải nhựa (Ảnh minh họa). 

Những món đồ nhựa dùng một lần từ thìa nhựa, ống hút, đĩa, hộp đựng thức ăn bằng xốp... đã bị cấm sử dụng tại các nhà hàng ở Hong Kong (Trung Quốc) từ ngày 22/4/2024. Đây là nỗ lực lớn nhất của chính quyền đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) nhằm ứng phó với tình trạng rác thải nhựa gia tăng.

Thái Lan chính thức cấm nhập khẩu rác thải nhựa từ ngày 1/1/2025, nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Động thái này nhằm ngăn chặn các mối nguy hại đối với môi trường quốc gia và sức khỏe cộng đồng. 

Từ tháng 3/2024, chính phủ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua một dự luật mới của EU về cắt giảm rác thải bao bì và cấm đồ nhựa dùng một lần. Thỏa thuận đặt ra một số mục tiêu, từ ngày 1/1/2030, EU sẽ cấm sử dụng các bao bì nhựa sử dụng một lần cho trái cây và rau củ, thực phẩm và đồ uống, gia vị, sốt, đường… trong ngành ăn uống; cho các sản phẩm mỹ phẩm nhỏ và dùng trong ngành lưu trú (như chai dầu gội hoặc dưỡng thể); và các túi nhựa mỏng nhẹ (như được sử dụng tại các chợ hoặc cửa hàng tạp hóa) trừ khi chúng cần thiết cho mục đích vệ sinh.... 

Tại Canada, lệnh cấm đồ nhựa dùng một lần chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2023. Quy định cấm các sản phẩm bằng nhựa dùng một lần đã được Canada ban hành vào năm 2022, dự kiến triển khai theo từng giai đoạn. Chính phủ Canada cho biết, lệnh cấm sẽ áp dụng đối với đồ nhựa sử dụng một lần, bao gồm túi nylon, dao kéo, đồ dùng phục vụ thực phẩm được làm từ hoặc chứa nhựa khó tái chế, hộp đựng, que khuấy và ống hút... 

Cùng với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách hướng đến việc giảm thiểu rác thải nhựa. Đáng chú ý, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) là một bước tiến quan trọng của chính sách môi trường Việt Nam nhằm yêu cầu các nhà sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm thu gom và tái chế, xử lý các sản phẩm, bao bì của mình sau khi người tiêu dùng thải bỏ, trong đó có sản phẩm, bao bì nhựa.

Ngoài ra, tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường cũng nêu rõ: Từ ngày 1/1/2026, Việt Nam không sản xuất và nhập khẩu túi ni-lông khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50cm x 50cm; sau ngày 31/12/2030, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy.../.

 

 

HOÀI DƯƠNG 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline